My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Trong bối cảnh giá xăng, dầu tăng cao đã khiến nhà nông tại Lâm Đồng tìm mọi cách cắt giảm chi phí đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Một trong số đó là xu hướng giảm bớt dùng phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật và chuyển dần sang sử dụng phân hữu cơ.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Trong bối cảnh giá xăng, dầu tăng cao đã khiến nhà nông tại Lâm Đồng tìm mọi cách cắt giảm chi phí đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Một trong số đó là xu hướng giảm bớt dùng phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật và chuyển dần sang sử dụng phân hữu cơ.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220404140241images2443874_T3a_a3.jpg" /></p> <p style="text-align:center"><em>Ngành Nông nghiệp khuyến khích người dân giảm dần phụ thuộc vào phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật để giảm chi phí sản xuất đầu vào</em></p> <p style="text-align:justify">Đây là thời điểm ngành Nông nghiệp khuyến khích người dân từ bỏ thói quen canh tác rau màu, cây ngắn ngày tới cây công nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào phân bón vô cơ và vật tư đầu vào khác nhưng hiệu quả đem lại chưa bền vững.</p> <p style="text-align:justify">• GIÁ PHÂN TĂNG GẤP ĐÔI, NGƯỜI DÂN PHÁT HOẢNG</p> <p style="text-align:justify">Tại huyện Lâm Hà, ông Hà Văn Thanh (thị trấn Đinh Văn) cho biết, trong gần 20 năm gắn bó với cây cà phê, ông chưa bao giờ chứng kiến giá vật tư, phân bón, thuê nhân công... lại đắt đỏ vậy. Theo ông Thanh, hầu hết người dân sống nhờ cây cà phê, các loại rau màu tại địa phương không khỏi bất ngờ khi chỉ trong 2 tháng mà giá phân urê từ 390.000 đồng/bao đã nhảy lên gần 1 triệu đồng. Một bao phân DAP Hàn Quốc 50 kg mới cuối năm 2021 giá 700.000 đồng, nay đã lên gấp đôi. Phân Kali Phú Mỹ loại 50 kg hiện cũng tăng lên 875.000 đồng/bao.</p> <p style="text-align:justify">Theo ông Thanh, vào những mùa vụ trước, chi phí sản xuất cà phê cao nhất chỉ từ 25 - 30 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, giờ chi phí đã đội lên thành 35 - 40 triệu đồng/ha. Đây thực sự là bài toán nan giải với người nông dân khi cây cà phê là cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh, trong khi giá phân liên tục tăng, không có dấu hiệu giảm thì giá cà phê vẫn giậm chân ở mức 39.000 tới 40.000 đồng/kg nhân khô.</p> <p style="text-align:justify">Trong khi đó, tại làng hoa Vạn Thành, Thái Phiên, Hà Đông, Xuân Thọ,… (TP Đà Lạt) nơi có mật độ thâm canh các loại rau, hoa khá cao, người dân gần như không có thời gian để cày đất phơi ải. Việc quay vòng đất liên tục cũng đồng thời phải bón nhiều phân hóa học, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật là điều bắt buộc. Tuy nhiên, trước thực trạng giá phân, thuốc bảo vệ thực vật tăng quá cao trong khi giá các loại nông sản nhìn chung chỉ tăng nhẹ đang buộc người dân phải nhìn nhận lại việc sử dụng tiết kiệm phân bón cũng như hướng tới sử dụng phân bón hữu cơ cũng như tiết kiệm chi phí sản xuất, thân thiện với môi trường nhiều hơn.</p> <p style="text-align:justify">• TẬP THÓI QUEN SẢN XUẤT HỮU CƠ</p> <p style="text-align:justify">Giữa tháng 3, trời nắng nóng nhưng vườn cà phê của gia đình anh Đỗ Duy Tùng (Thôn 8, xã Hòa Bắc, huyện Di Linh) vẫn tươi tốt, trái non bắt đầu kết những tràng dày trên cành. Anh Tùng hồ hởi lý giải dù ở cao điểm khô hạn nhưng đất vườn của gia đình vẫn tơi xốp, ẩm ướt do sử dụng phân bón hữu cơ 100%. “Chất đất tới xốp hẳn, các loại giun, dế, các vi sinh vật khác vẫn phát triển tốt đồng nghĩa với năng suất cà phê hứa hẹn mùa này cao hơn mọi năm. Đây là điều không thể nếu tôi sử dụng phân bón vô cơ như các năm trước, đất khá cứng, độ phì nhiêu thấp”- anh Tùng chia sẻ.</p> <p style="text-align:justify">Theo anh Tùng, những năm gần đây, giá phân bón, vật tư đầu vào cho sản xuất cà phê không ngừng tăng cao trong khi giá sản phẩm sụt giảm liên tục đã khiến gia đình gặp nhiều khó khăn. Để cắt giảm giá thành sản xuất, anh đã tìm hiểu về quy trình sản xuất hữu cơ và học hỏi cách tự ủ phân bón. </p> <p style="text-align:justify">Tương tự, gia đình ông Bạch Văn Pha (70 tuổi, ngụ xã Tân Văn, huyện Lâm Hà) cũng tự cứu mình bằng cách ủ phân bón để giảm chi phí đầu vào cho 5,7 ha cà phê. Sau quá trình tìm hiểu, học hỏi, ông Pha đã sử dụng chính vỏ cà phê, các sản phẩm phụ nông nghiệp để kết hợp cùng chế phẩm sinh học Trichoderma, đường mía... để ủ. Sau quá trình ủ kéo dài 12 tháng, nguồn phân bón có thương hiệu "nhà làm" bắt đầu được ông Pha chuyển ra đồng để bón cho cây trồng. Với cách làm này, mỗi năm gia đình ông Pha tiết kiệm lên đến cả trăm triệu đồng tiền phân bón. </p> <p style="text-align:justify">• HƯỚNG TỚI GIÁ TRỊ, NĂNG SUẤT CAO HƠN</p> <p style="text-align:justify">Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng nhận định, những năm gần đây, người nông dân gặp nhiều khó khăn do giá một số loại cây chủ lực giảm, trong khi chi phí vật tư đầu vào tăng cao và sự thay đổi bất thường của thời tiết. Đồng thời, tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ, sử dụng phân bón lãng phí trong khi giá phân tăng cao đã làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh của hàng nông sản, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp.</p> <p style="text-align:justify"> </p> <p style="text-align:justify">Để nâng cao giá trị cho cà phê, năm 2021, ngành Nông nghiệp tỉnh nhà đã thực hiện nhiều giải pháp tuyên truyền cũng như hỗ trợ người dân chuyển dịch dần sang dùng phân hữu cơ. Đơn cử như Dự án xây dựng mô hình sản xuất cà phê hướng hữu cơ có truy xuất nguồn gốc và liên kết theo chuỗi giá trị nhằm khuyến khích người dân có thói quen canh tác các loại phân hữu cơ cho cây trồng do Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã thực hiện đang có hiệu quả rất tích cực.</p> <p style="text-align:justify">Dự án được thực hiện tại các xã Xuân Trường và Trạm Hành (TP Đà Lạt) đã hỗ trợ người dân xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm với 20 hộ tham gia, quy mô 20 ha. Trong đó có 5 ha được dự án đầu tư vật tư và 15 ha ngoài dự án. Tại xã Trạm Hành cũng được xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm với 20 hộ tham gia, quy mô 20 ha, trong đó, 5 ha được dự án đầu tư vật tư và 15ha ngoài dự án.</p> <p style="text-align:justify">Đến nay, các vườn cà phê chè phát triển ổn định, cây xanh tốt. Các hộ dân đã thực hiện chăm sóc, tỉa cành, làm cỏ, bón phân… cho vườn theo đúng kỹ thuật. Năng suất trung bình của mô hình sản xuất cà phê hướng hữu cơ có truy xuất nguồn gốc và liên kết theo chuỗi giá trị đạt hơn 2,3 tấn nhân khô/ha.</p> <p style="text-align:justify">Với giá bán cà phê nhân khô 90.000 đồng/kg, sẽ cho tổng thu nhập khoảng 209 triệu đồng/ha/năm. Trừ chi phi đầu tư, công lao động, nông dân đạt lãi hơn 144 triệu đồng/ha/năm. Cà phê nhân được các đơn vị như HTX Cà phê Song Vũ và HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Trường Gia Phát liên kết, thu mua với giá cao hơn giá thị trường 5.000 đồng/kg nhân khô. Từ đó, thu nhập vườn mô hình tăng 20 triệu đồng/ha/năm so với ngoài mô hình, tăng giá trị kinh tế 16,13%.</p> <p style="text-align:justify">Các mô hình dự án không những tăng giá trị ngành hàng cà phê mà còn góp phần bảo vệ môi trường khi người dân không sử dụng các loại thuốc BVTV độc hại, phân bón hóa học. Việc áp dụng quy trình chăm sóc theo hướng hữu cơ đã làm tăng độ phì nhiêu, tơi xốp của đất, góp phần tăng năng suất cho cây trồng vụ sau và giảm sâu bệnh.</p> <p style="text-align:justify">Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, thông qua các mô hình trình diễn sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ có truy xuất nguồn gốc và liên kết theo chuỗi giá trị này, quy trình canh tác của người dân được cải thiện đáng kể.</p> <p><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>