My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Giữa vùng đất Ninh Loan, Đức Trọng, những người nông dân duy trì nghề truyền thống của quê hương, tập hợp nhau trở thành một tập thể.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Giữa vùng đất Ninh Loan, Đức Trọng, những người nông dân duy trì nghề truyền thống của quê hương, tập hợp nhau trở thành một tập thể. Ấy là Hợp tác xã Rượu Ninh Loan, nơi những người dân xứ biển Nam Định giữ lại nghề tổ truyền của cha ông.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220413090604images2445840_T3b_img_2142.jpg" /></p> <p style="text-align:center"><em>Kiểm tra cơm lên men trong chum sành tại HTX Rượu Ninh Loan</em></p> <p style="text-align:justify">Ông Phạm Minh Đức, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Rượu Ninh Loan vừa giới thiệu nghề tổ truyền, vừa chia sẻ về mảnh đất quê mới. Ông bảo, nhiều người biết vùng Lâm Hà là khu kinh tế mới của người Hà Nội. Nhưng rất ít người biết, Ninh Loan là khu kinh tế mới của người Nam Định. Những năm 1980, theo lời kêu gọi của Chính phủ, những cư dân vùng biển Nam Trực, Trực Ninh, Hải Hậu của tỉnh Nam Định vào đất mới vùng Loan để xây dựng kinh tế. Lật từng hòn đá, cuốc từng gốc lau, người Ninh Loan đổ mồ hôi để xây dựng quê mới khang trang như ngày hôm nay. Và, đi kèm trong hành trang của những người mở đất là nhiều nghề tổ truyền của cha ông. Với người dân thôn Châu Phú, xã Ninh Loan, ấy là nghề nấu rượu.</p> <p style="text-align:justify">Ông Đức cho biết, hầu hết dân thôn Châu Phú, xã Ninh Loan xuất phát từ huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, vùng có nghề nấu rượu gạo cổ truyền. Vào đất mới, ông Đức cũng như một vài bà con quyết không quên nghề tổ. Vậy là họ sắm nồi nấu, xây lò…, vài gia đình lại đỏ lửa nấu cơm, chưng rượu. Ông Đức bảo, người Châu Phú nấu rượu hoàn toàn theo phương cách tổ truyền, nồi niêu, chum vại, men… đều giữ đúng nét truyền thống. Nồi đồng đỏ thắt eo, chum ủ là chum sành da lươn, lò nấu bằng củi. Đất Ninh Loan không thiếu gốc cà phê, ông và mọi người chịu khó gom tại các vườn chất đầy khu chứa củi, chuyên dùng cho đốt lò nấu rượu. Ngay từ những ngày khó khăn ban đầu, những lò nấu rượu đỏ lửa đã giúp nhiều nông hộ vượt qua khó khăn. Và tới năm 2019, nhận thấy rượu Châu Phú được thị trường Đức Trọng, Di Linh, Đà Lạt ưa thích, nhu cầu tăng lên, những bà con làm nghề nấu rượu quyết thành lập HTX đã tập trung sức mạnh. </p> <p style="text-align:justify">Ông Phạm Minh Đức chia sẻ, gạo để nấu cơm sử dụng ủ rượu là gạo được lấy từ một HTX lúa gạo Bình Thuận, thứ gạo tấm hơi gẫy không đủ chuẩn xuất khẩu nhưng vô cùng thích hợp để nấu rượu. Theo ông, gạo phải có nguồn gốc, có chất lượng thì sản phẩm mới tốt. Gạo được hấp thành cơm bằng nồi chuyên dụng, tải ra rắc men, ủ trong chum sành từ 5-7 ngày, lên men tốt thì đổ nước vào. Sau 15 ngày, dung dịch được đưa vào nồi nấu, hơi nước bốc lên qua ruột gà, chạy qua bể lạnh ngưng tụ thành rượu. Rượu được đưa qua máy lọc khử tất cả các độc tố trong rượu mới ra rượu thành phẩm. Thứ rượu này được đưa vào ủ một thời gian rồi mới được đưa ra thị trường. Ông Đức khẳng định: “Dù nấu rượu theo phương thức cổ truyền nhưng HTX chúng tôi áp dụng các biện pháp đúng quy định để đảm bảo rượu sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Rượu của HTX có nồng độ ổn định, thơm, phù hợp với ngâm, ủ các loại cao, trái cây. Rượu đã qua quá trình ngâm, ủ, khử độc tố nên đảm bảo chất lượng”.</p> <p style="text-align:justify">HTX Rượu Ninh Loan hiện có 12 thành viên tham gia sản xuất và đang có thêm một số thành viên chuẩn bị gia nhập. Tất cả thành viên đều là bà con, hàng xóm tại thôn Châu Phú, xã Ninh Loan cũng như đều chung quê cũ Hải Hậu. Ông Đức cho biết, rượu của HTX sản xuất tới đâu, bán tới đó, cho thu nhập ổn định nhưng mọi thành viên đều trăn trở với việc nâng cao giá trị cho thương hiệu rượu Ninh Loan. Ông chia sẻ, hiện, HTX vẫn bán sản phẩm theo can, theo thùng nhưng sắp tới, các thành viên đã thống nhất đầu tư hệ thống đóng chai, xây dựng thương hiệu để phân phối sản phẩm dưới thương hiệu rượu cổ truyền Ninh Loan. Đóng chai sẽ giúp rượu của HTX đi xa hơn, giá trị cao hơn và gầy dựng thương hiệu rượu Ninh Loan.</p> <p style="text-align:justify">Ông Trần Ngọc Năm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Loan đánh giá, HTX Rượu Ninh Loan xuất phát từ làng rượu lâu năm. Cư dân thôn Châu Phú có nghề nấu rượu mấy chục năm và tới năm 2019, HTX được thành lập với mục tiêu nâng cao giá trị cho rượu cổ truyền. Hiện, HTX Rượu Ninh Loan đang nỗ lực xây dựng thương hiệu, làm rượu đóng chai cung cấp ra thị trường và xã Ninh Loan luôn ủng hộ HTX vươn xa hơn, phát triển một nghề truyền thống trên đất quê mới. </p> <p style="text-align:justify"><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>