My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Bạn tôi ở xa, chưa một lần đến với phố núi, chỉ nghe kể về loài hoa phượng tím đã mê. Mùa phượng năm nay, bạn nhờ tôi chụp hàng chục bức ảnh về loài hoa mà bạn đã lưu vào cảm xúc.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Bạn tôi ở xa, chưa một lần đến với phố núi, chỉ nghe kể về loài hoa phượng tím đã mê. Mùa phượng năm nay, bạn nhờ tôi chụp hàng chục bức ảnh về loài hoa mà bạn đã lưu vào cảm xúc. Nhận email với những bức ảnh, bạn xúc động trả lời: “Cách đây nhiều năm, tôi chỉ nghe còn một cây phượng tím, mà giờ loài cây với màu hoa mỹ miều ấy đã ngập tràn trên khắp phố núi. Góc máy nào, cây phượng tím nào cũng đẹp, cũng làm nao lòng người cảm nhận…”</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220310100655images2439392_phuong_tim.jpg" /></p> <p style="text-align:justify">Bạn tôi đã nói đúng một phần. Dù phượng tím đã được nhân giống thành công và trồng khắp phố núi Đà Lạt. Trên các trục đường chính, những công viên đều có phượng tím. Trong khuôn viên các công sở phượng tím mùa này bừng hoa rực rỡ. Ở nhiều khu dân cư, người Đà Lạt cũng chọn một khoảnh đất đẹp nhất trong tư gia của mình đặt loài cây đặc trưng ấy vào. Thế nhưng, cây phượng tím trên đường Nguyễn Thị Minh Khai vẫn là một “giá trị độc lập”, nó không lẫn vào bất cứ một cây cùng loài nào. Giữa một rừng phượng tím thì người ta vẫn nhận ra nó. Bởi, nó chính là cây duy nhất sót lại trong bốn cây phượng tím đầu tiên có mặt ở phố núi. Sự tồn tại của cây phượng tím già như một hình ảnh để nhắc nhở rằng, loài cây quý này có mặt ở Đà Lạt gắn liền với tên tuổi người kỹ sư canh nông quá cố đã lâu. Đó là ông Lương Văn Sáu, người góp công đưa những giống hoa quý, hoa lạ về làm phong phú thêm cho “vương quốc hoa” trên cao nguyên Lâm Viên…</p> <p style="text-align:justify">* * *</p> <p style="text-align:justify">Ngắm màu hoa phượng tím, tôi nhớ lại lần duy nhất gặp “tác giả” của những loài hoa quý. Đó là một ngày cuối năm 1995, cùng một người bạn ở báo Lâm Đồng, tôi được nghe câu chuyện về những cây hoa lạ từ chính lời tâm sự của người kỹ sư già. Hóa ra, cái xứ sở hoa đã được truyền tụng qua hơn nửa thế kỷ, vẫn còn lắm bí ẩn. Mà người đang giữ trong mình những bí ẩn đó chính là kỹ sư Lương Văn Sáu. Ông là một kỹ sư chuyên về hoa, tốt nghiệp trường Canh Nông ở Versailles (Pháp), một trong vài người đầu tiên thiết lập nên công viên hoa Đà Lạt (1962). Tất cả những cây hoa quý Đông Tây trong vườn hoa bây giờ đều lưu dấu những cuộc tìm kiếm, những kỷ niệm của ông, người một đời theo đuổi những loài hoa thân mộc. Điều đặc biệt nhất, tôi muốn nhắc lại, ông chính là người đầu tiên đưa loài phượng tím có nguồn gốc từ Châu Mỹ về trồng ở Đà Lạt từ năm 1962. Các tài liệu thực vật học phân loại hoa độc đáo này vào loại hoa quý, nhưng mãi đến đầu năm 1994, người ta mới thật sự biết đến như là một bí mật về hoa Đà Lạt được khám phá. Vào thời điểm chúng tôi tiếp kiến, căn bệnh hạch thanh quản đã cướp đi giọng nói của ông Sáu vĩnh viễn. Câu chuyện bằng bút đàm cùng ông Sáu đã cho cuốn sổ tay của chúng tôi rất nhiều tư liệu về tiểu sử của những loài hoa lạ, cực kỳ quý hiếm trên đất Đà Lạt. Năm 1958, từ Trường Canh Nông Versailles trở về, hành trang của người kỹ sư canh nông là những cuốn sách và hạt giống của những cây hoa quý, trong đó có phượng tím, đậu tía, chuông đỏ, vông kê...Ban đầu, ông trồng nó ở Lâm Viên Trảng Bom (Tây Ninh), rồi sau đó, cùng ông, các loài cây ấy được di thực lên Đà Lạt để thiết lập vườn hoa. Qua giới thiệu của ông Sáu, cây đậu tía có tên khoa học là Wistaria, tên thường gọi là Slycine, có hai màu: xanh lơ (bleu) và trắng (blanc) hương rất thơm. Hoa có nguồn gốc từ Đài Loan, một loài hoa phương Đông rất hiếm. "Người Đài Loan và Trung Quốc mà chọn để trồng trước cổng là quý lắm! Tôi lấy gốc từ Đài Loan về trồng tại vườn hoa vào năm 1963." Về loài cây này, sách Guiness 1991, ghi rằng: "Cây đậu tía khổng lồ của Trung Quốc (Wistaria Sinenis) được trồng năm 1812 tại Sierra Madre - California, cành dài 100 m, bao phủ 0,4 ha đất, nặng 230 tấn. Kỳ đơm hoa thông thường là 5 tuần, mỗi cụm có 1,5 triệu hoa, có đến 30.000 người đến ngắm". Cây chuông vàng duy nhất nay vẫn còn ở chùa Quan Thế Âm còn cây vông kê thì vẫn đơn hoa ở cổng sau khách sạn Palace trên đường Trần Phú. Loài hoa thân mộc này có nguồn gốc từ Trung Đông và Úc Châu. Tên khoa học Erythrina Crista Gallill. Anh em với cây vông nem ở ta. Cái tên vông kê là do ông Sáu đặt, vì hoa nở từng chuỗi dài năm tấc, màu đỏ như mào gà. Cây hoa ở Palace được trồng vào năm 1965. Những năm đầu hoa kết trên 5000 chùm, đỏ rực, nặng trĩu cả cây…</p> <p style="text-align:justify">Cảnh vật đổi thay. Cuộc sống theo nhịp hải hà mỗi ngày mỗi khác. Nhưng cây phượng tím già trên đường Nguyễn Thị Minh Khai vẫn ung dung, tự tại như một hiền nhân thong thả nở màu hoa tím mỗi độ xuân về. Trải bao thăng trầm, biến động, người dân Đà Lạt và những ai yêu mến xứ sở này không thể nào quên hình ảnh phượng tím, loài hoa đặc trưng và phù hợp lạ lùng với không gian phố núi. Mỗi người ngắm hoa trong cảm xúc riêng tư, khắc khoải về những miền hoài niệm, những ký ức khi dòng chảy thời gian đi qua. Từ vài cây phượng tím đầu tiên, Đà Lạt hôm nay đã ngập tràn phượng tím trên khắp các nẻo đường. Người Đà Lạt dịu tính, màu hoa phượng cũng không chói chang. Màu tím dịu dàng, tinh khôi ấy làm đất trời quang đãng hơn trong những cơn mưa đầu mùa; làm ấm hơn trong cái se lạnh mỗi sáng mai qua phố. Màu tím ấy cũng sẽ dành riêng cho mỗi người trọn vẹn cảm xúc riêng tư với những cung bậc khác nhau, có thể là ngập tràn trong vọng niệm ký ức, có thể là le lói một khao khát, một niềm tin khi nghĩ đến những điều sắp đến.</p> <p style="text-align:justify">Với tôi, ngắm màu phượng tím mùa này, chợt nghĩ về người kỹ sư già với câu chuyện bút đàm năm nào. Ông đã là người thiên cổ, nhưng người Đà Lạt và tôi đi giữa mùa phượng trổ bông vẫn không thể nào nguôi nhớ về ông - một cây hoa già lặng lẽ. Người đã từng tạo ra cho thành phố hoa này những màu sắc mới lạ. Mùa này chúng vẫn đang trổ hoa…</p> <p style="text-align:justify"><em><strong>UÔNG THÁI BIỂU</strong></em></p>
>