My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Đà Lạt - Lâm Đồng là vùng đất hội tụ nhiều cư dân sinh sống. Chính vì thế mà ẩm thực Đà Lạt có sự pha trộn độc đáo giữa ẩm thực của các vùng miền trong cả nước.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Đà Lạt - Lâm Đồng là vùng đất hội tụ nhiều cư dân sinh sống. Chính vì thế mà ẩm thực Đà Lạt có sự pha trộn độc đáo giữa ẩm thực của các vùng miền trong cả nước. Từ đó, những món ăn của người dân Đà Lạt cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Với không khí se lạnh của Đà Lạt mùa này, du khách tìm đến một số món ăn nóng, cay cay thì thật là thú vị. Đà Lạt Info kỳ này giới thiệu đến quý bạn đọc món ăn dân dã nhưng không kiếm phần hấp dẫn đó chính là món bánh căn Đà Lạt.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20211231102018banhcan.jpg" style="height:420px; width:630px" /></p> <p style="text-align:justify">Bánh căn là một loại bánh khá phổ biến ở các tỉnh Nam Trung bộ. Qua một thời gian được đưa vào Đà Lạt, bánh căn đã được nhanh chóng thay đổi để hợp với khẩu vị của người dân nơi này và du khách; và dần dần bánh căn trở nên quen thuộc của nhiều du khách và người dân xứ sở sương mù. Dọc theo các con phố nhỏ, bạn sẽ bắt gặp nhiều quán bánh căn nóng hổi, quán không cần rộng rãi, chỉ cần vài cái bàn xung quanh vài chiếc ghế nhỏ vậy là có thể mời gọi khách thưởng thức.<br /> <br /> Bánh căn Đà Lạt rất bình dân nhưng lại thu hút nhiều thực khách. Nguyên liệu làm bánh căn chủ yếu là từ những hạt gạo bình thường như nhiều loại bánh có nguyên liệu từ gạo. Nhưng, để có được những chiếc bánh căn thơm giòn, người bán phải chú tâm vào khâu pha chế. Bột gạo làm bánh căn được pha chế theo một công thức đặc biệt: Gạo được ngâm nước, sau đó xay mịn cùng với một ít cơm khô, bột được đổ trên khuôn đất hình tròn và nướng trực tiếp trên lò than hồng. Tùy theo khẩu vị mà thực khách có thể chọn nhân bánh cho mình, có thể là trứng gà, trứng vịt, trứng cút được đổ trên mặt bánh, khi bánh chín sẽ được bày thành từng cặp trên đĩa để dùng cùng với nước chấm.<br /> <br /> Để cho mon ăn được ngon miệng hơn, một thành phần không thể thiếu đó là nước chấm. Nước chấm của món bánh căn Đà Lạt được pha chế rất khéo theo phong cách của người Đà Lạt, gồm nước mắm pha với chút mỡ hành và chút ớt hoặc sa tế, hoặc nước mắm nêm pha cùng nước mỡ hành và xíu mại. Thế nhưng, cho dù là loại mắm nào cũng đều được pha chế mang phần hấp dẫn và đậm đà, có hương vị rất đặc trưng. Với không khí se lạnh của Đà Lạt, ngồi quây quần bên bếp lửa hồng thưởng thức từng chiếc bánh nóng hổi là một cái thú rất gần gũi và bình dị của người dân nơi đây.<br /> <br /> Nếu ai đã đến Đà Lạt, thử qua món bánh căn Đà Lạt, sẽ cảm nhận được hương vị rất nhẹ nhàng thanh đạm và thơm ngon lạ lùng, bởi nó ẩn chứa nét tinh túy rất riêng của Đà Lạt không nơi nào có được.<br /> <br /> <em><strong>(Hong Thao)</strong></em></p>
>