My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
“Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực công nghệ nền tảng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần quan trọng tạo bước phát triển đột phá về năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững”.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">“Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực công nghệ nền tảng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần quan trọng tạo bước phát triển đột phá về năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững”. Đây là quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được nêu tại Quyết định 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 Ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. </p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220513092926images2452559_t5_01.jpg" /></p> <p style="text-align:center"><em>Các đại biểu tham quan và thao tác chương trình tại Trung tâm AIC - Trường Đại học Đà Lạt</em></p> <p style="text-align:justify">Chuyển giao công nghệ là một nhiệm vụ và chiến lược phát triển của Trường Đại học Đà Lạt (ĐHĐL). Riêng giai đoạn 2016-2021, nhà trường triển khai thực hiện 11 dự án chuyển giao cho các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cũng theo lộ trình đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào cuộc sống, trong đó, đặc biệt ưu tiên tỉnh Lâm Đồng, Trường ĐHĐL đã và đang tích cực hướng đến hỗ trợ các đơn vị và địa phương trong tỉnh. </p> <p style="text-align:justify">Với nội lực có hàm lượng chất xám tiềm năng lớn, cùng tâm huyết của lãnh đạo nhà trường, từ năm 2018, Trường ĐHĐL đã ấp ủ thành lập Trung tâm Giáo dục đào tạo trí tuệ nhân tạo (AIC). Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), viết tắt là AI, được hiểu như một ngành của khoa học máy tính, liên quan đến tự động hóa các hành vi thông minh. AI sử dụng những cỗ máy thông minh, có khả năng thu thập, phân tích và xử lý khối dữ liệu phức tạp ở cấp độ rộng, nhanh và hệ thống hơn con người... Hiệu trưởng Trường ĐHĐL, Tiến sĩ Lê Minh Chiến chia sẻ với chúng tôi: Trước nhu cầu mạnh mẽ của đất nước trong vận hội cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; với sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược phát triển Trường ĐHĐL được khẳng định tại Nghị quyết XIII Đảng bộ Trường và Nghị quyết 289 Hội đồng trường, năm 2021 và đầu năm 2022, Trường ĐHĐL được sự giúp đỡ và tài trợ quý báu từ Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) tổng trị giá khoảng 7 tỷ đồng. Bao gồm chi phí chỉnh trang nâng cấp một phần cơ sở vật chất, tài trợ giáo trình, chương trình giảng dạy và toàn bộ các trang thiết bị cần thiết để triển khai chương trình giáo dục AI - Robotics. Chủ tịch Hội đồng trường, Tiến sĩ Nguyễn Văn Vinh nói: “Đây là những biểu hiện cụ thể nhất về sự tâm huyết phát triển giáo dục AI-Robotics ở Việt Nam của Chủ tịch Johnathan Hạnh Nguyễn cùng những tình cảm, tấm lòng gắn bó rất đáng trân trọng của ông dành cho Trường. Ngày 7/5/2022, Trung tâm AIC chính thức khai trương và hoạt động với sự chứng kiến của nhiều vị lãnh đạo đại diện của cơ quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường ĐHĐL, Tập đoàn IPP, các sở, ban, ngành tỉnh Lâm Đồng, UBND thành phố Đà Lạt, các doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng, phổ thông... trong và ngoài tỉnh. Phát biểu tại Lễ khai trương, Chủ tịch Hội đồng trường Nguyễn Văn Vinh cho biết, Trung tâm AIC có các sứ mệnh là: Tạo ra một môi trường học tập tích cực giúp phổ cập, cập nhật kiến thức AI-Robotics cho cộng đồng; Khơi dậy niềm yêu thích, đam mê AI-Robotics cho học sinh, sinh viên; Ươm mầm và bồi dưỡng tài năng về AI-Robotics. Bên cạnh đó, AIC còn có sứ mệnh thúc đẩy các hoạt động hợp tác, nghiên cứu, ứng dụng AI cho tỉnh Lâm Đồng và khu vực, đặc biệt là trong các lĩnh vực mang đặc thù của địa phương nhằm từng bước góp phần xây dựng thành phố thông minh, nông nghiệp thông minh và du lịch thông minh...</p> <p style="text-align:justify">Thuận lợi của AIC - Trường ĐHĐL ngoài đội ngũ, điều kiện địa lý rất phù hợp, còn là sự đồng hành tích cực của IPPG. Tập đoàn này đã hỗ trợ thành lập nhiều trung tâm AIC ở Việt Nam; trong đó, Trung tâm tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đầu tiên và Trung tâm tại Trường ĐHĐL là thứ 2. IPPG đã chọn lựa chương trình quốc tế AI Future Intelligent Manufacture triển khai tại hơn 10 nước tiên tiến trên thế giới để đào tạo, trang bị kiến thức AI cho học sinh, sinh viên một cách bài bản, giúp học sinh, sinh viên tiếp cận với trang thiết bị hiện đại. Tập đoàn và các đơn vị liên kết đã dành nhiều tâm sức, nguồn lực để Việt hóa và thẩm định bộ giáo trình, xây dựng phương pháp, kịch bản giảng dạy chi tiết nhằm giúp học sinh, sinh viên tiếp cận với kiến thức lập trình, kiến thức về AI và robot. Ông William Hiếu Nguyễn, Phó Tổng Giám đốc IPPG cho biết, Tập đoàn cũng đã phối hợp với Trường Đại học Lạc Hồng, AIC Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và UBND thành phố Thủ Đức chỉ đạo các trường phổ thông trên địa bàn triển khai chương trình này trong năm học 2022-2023. Đồng thời, một số trường tư thục, dân lập và song ngữ quốc tế đang triển khai chương trình. Ông William Hiếu Nguyễn nói: “Cùng sự nỗ lực và cố gắng không ngừng của tất cả cán bộ, công nhân viên và các thầy cô, Trung tâm AIC-ĐHĐL sẽ là nơi khơi mở niềm say mê sáng tạo AI cho thế hệ trẻ, là nơi tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao AI cho khu vực cao nguyên nói riêng và cả nước nói chung”.</p> <p style="text-align:justify">Còn Chủ tịch IPPG Johnathan Hạnh Nguyễn nhấn mạnh: “Mục tiêu của chúng tôi là giúp sinh viên theo đuổi ước mơ trở thành các tài năng AI, các chuyên gia AI, tạo nền tảng giúp lao động Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình. Bằng cách giáo dục và đưa AI vào cuộc sống, một hệ sinh thái liên kết chặt chẽ kinh tế - công nghệ đầy hứa hẹn sẽ được hình thành, góp phần thúc đẩy Việt Nam bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ và kinh tế toàn cầu”. Được biết, chương trình đào tạo tại Trung tâm AIC sử dụng bộ giáo trình quốc tế AI (gọi tắt là K12) đang được triển khai tại nhiều quốc gia tiên tiến như Mỹ, Úc, Trung quốc, Hàn Quốc. Các khóa học đang chiêu sinh với nhiều độ tuổi, từ 8-15. Trong đó, khóa dài hạn 8 tuần, bao gồm các khóa: Fantasy Zoo; Smart life; Al Transformer; Al Magic World và khóa ngắn hạn gồm Al-Experience (thời gian 1 buổi); Al-Day (thời gian một ngày). Đó còn là các khóa K12 chọn lọc dành cho học sinh phổ thông kéo dài suốt 8 tuần hè; khóa học đào tạo giảng viên dạy các chương trình AI; khóa học đào tạo học sinh năng khiếu; khóa học đào tạo các chứng chỉ AI dành cho sinh viên... Đây cũng là niềm tin kỳ vọng và sự gửi gắm của ông Vũ Thanh Bình, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ GDĐT) và ông Huỳnh Quang Long, Phó Giám đốc Sở GDĐT Lâm Đồng chia sẻ tại lễ khai trương AIC - Trường Đại học Đà Lạt. </p> <p style="text-align:justify"><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>