My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Năm 2022 sắp tới, với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, Quốc hội, Chính phủ, chúng ta sẽ bước chân lên con đường phục hồi và phát triển bền vững mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify"><strong>Năm 2022 sắp tới, với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, Quốc hội, Chính phủ, chúng ta sẽ bước chân lên con đường phục hồi và phát triển bền vững mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Ðặc biệt, việc chuẩn bị, dự trữ nguồn vắc-xin dồi dào là một nhân tố vô cùng quan trọng cho "mục tiêu kép".</strong></p> <p style="text-align:justify">Năm 2021 sắp qua đi bằng dấu ấn cả thế giới chao đảo với sự bùng phát mãnh liệt hơn của đại dịch Covid-19. Kể từ tháng 5/2021, sau hơn một năm kiểm soát được dịch với biến chủng mới Delta, Việt Nam đã chịu tác động khá nghiêm trọng của đại dịch trên nhiều phương diện: Số người lây nhiễm, tử vong tăng cao, giãn cách xã hội, thậm chí là phong tỏa ở nhiều địa phương tác động tiêu cực đến nhiều mặt kinh tế-xã hội.</p> <p style="text-align:justify"><strong>Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô</strong></p> <p style="text-align:justify">Trong năm 2020, do cơ bản kiểm soát được đại dịch, kinh tế Việt Nam tuy tăng trưởng có chậm lại so với năm trước nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng GDP 2,91%, nằm trong số ít quốc gia có tăng trưởng dương. Nhưng năm 2021, biến chủng Delta tạo ra làn sóng bùng phát dịch thứ tư đã gây ra những tổn thất rất lớn cho nền kinh tế: Quý III năm 2021 GDP đã giảm 6,17%, dự báo cả năm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam quanh mức 2%. Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 3,98% vào quý III năm 2021 do sự đứt gãy của chuỗi sản xuất, cung ứng, các nhà máy bị phong tỏa hoặc đóng cửa. Nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dệt may, da giày, xây dựng, du lịch, vận tải, kho bãi, lưu trú, ăn uống, dịch vụ bán lẻ, giáo dục-đào tạo…</p> <p style="text-align:justify">Cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam đã có những phản ứng chính sách kịp thời. Nổi bật nhất là chiến lược vắc-xin: Ðến nay đã có trên 74 triệu người đã được tiêm vắc-xin, chiếm gần 77% dân số; số người tiêm đủ liều là 55 triệu người, chiếm 57% dân số. Việc điều phối nhân lực trong mạng lưới y tế đã thực hiện nhanh chóng, quyết liệt đáp ứng các yêu cầu về điều trị trên phạm vi cả nước ứng phó với đại dịch. Ðồng thời với nhiệm vụ quan trọng bậc nhất là bảo vệ tối đa sinh mạng nhân dân, Chính phủ đã kịp thời có các chương trình hỗ trợ cho người dân hai năm qua, nhất là trong năm 2021 với tổng giá trị lên gần 3% GDP. Các gói hỗ trợ này đã đáp ứng các nhu cầu phục vụ cho hoạt động chống dịch, trang thiết bị y tế, vắc-xin tiêm chủng cũng như hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, trợ giúp an sinh xã hội cho người dân ở những vùng xảy ra dịch bệnh. Chính sách tiền tệ đã giúp các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn tín dụng ngân hàng bị tác động bởi đại dịch được khoanh nợ, giãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ, nhờ đó vẫn tiếp tục tiếp cận vay được vốn tín dụng ngân hàng.</p> <p style="text-align:justify">Trong bối cảnh lạm phát toàn cầu có dấu hiệu gia tăng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam năm 2021 có khả năng vẫn kiểm soát quanh mức 2%, thấp hơn định hướng mục tiêu là 4%. Việc đánh giá, dự báo lạm phát trong năm 2022 và các năm tiếp theo có ý nghĩa rất quan trọng để Việt Nam hoạch định và thực thi các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch, trong bối cảnh Việt Nam luôn hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Những chủ đề quan trọng này chắc chắn sẽ được Chính phủ quan tâm, tính toán, đồng thời sẽ được Quốc hội thảo luận trong kỳ họp bất thường sắp tới.</p> <p style="text-align:justify"><strong>Dư địa mở rộng chính sách tài khóa, tiền tệ</strong></p> <p style="text-align:justify">Biến chủng mới Omicron vừa xuất hiện khiến thế giới có nhiều lo ngại. Các gói phục hồi và kích thích kinh tế sau đại dịch đã được Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị trong mấy tháng vừa qua nhằm bảo đảm có một nguồn lực tài chính đủ lớn, đáp ứng các nhu cầu đủ rộng đối với các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế-xã hội, và có thời gian đủ dài ít nhất trong hai năm 2022-2023. Trước hết, nguồn lực tài chính này sẽ dành trọng tâm cho hoạt động y tế phòng, chống dịch bệnh, vì sinh mệnh người dân là mục tiêu cao nhất, trước nhất trong mọi chính sách xã hội. Thời gian qua điều này đã được lãnh đạo Ðảng, Nhà nước hết sức quan tâm. Ðặc biệt trong năm 2022, việc chuẩn bị, dự trữ nguồn vắc-xin dồi dào là một nhân tố vô cùng quan trọng, bảo đảm sức khỏe người dân cũng như là điều kiện cần cho quá trình phục hồi phát triển kinh tế. Lĩnh vực thứ hai cần quan tâm đó là an sinh xã hội, bảo đảm những khó khăn, thiếu thốn của người dân sẽ được hỗ trợ khắc phục: Hỗ trợ tiền thuê nhà cho lao động ngoại tỉnh đến làm việc tại 4 vùng kinh tế trọng điểm, hỗ trợ đào tạo nghề... Tiếp theo là đối với các doanh nghiệp cần được Nhà nước hỗ trợ dưới nhiều hình thức: Miễn giảm thuế, phí; bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất; giảm tiền điện, cước viễn thông; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, khởi nghiệp sáng tạo... Mặt khác cần đẩy mạnh đầu tư công với các công trình trọng điểm, tạo ra sự lan tỏa lớn đối với nền kinh tế.</p> <p style="text-align:justify">Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi nhanh sau đại dịch, mất cân đối cung cầu bắt nguồn từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt lao động... tạo áp lực tăng lạm phát, Việt Nam cần có đánh giá thận trọng về xu hướng CPI trong năm 2022 kể cả quốc tế và trong nước. Bên cạnh việc cẩn trọng hoạch định các chính sách kinh tế tài chính trong ràng buộc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát thì việc dự báo khá chính xác, có độ tin cậy cao sẽ giúp chúng ta tìm ra các dư địa trong không gian chính sách để thực thi mục tiêu kích thích, hỗ trợ nền kinh tế phát triển sau đại dịch. Xu hướng tăng lạm phát hiện nay là khá rõ trên thế giới, nhất là từ nay cho đến nửa đầu năm 2022, sẽ tác động một phần đến lạm phát trong nước. Nhưng các dự báo cho rằng lạm phát toàn cầu của năm 2022 tăng không nhiều so với năm 2021, khoảng 3,3% so với 3,2%. Ðặc biệt giá xăng dầu dự báo năm 2022 sẽ sẽ giảm khoảng 20% so cuối năm 2021. Ðến năm 2023, lạm phát toàn cầu sẽ giảm xuống còn 2,6%. Những dự báo này có nhiều ý nghĩa đối với Việt Nam. Nếu mặt bằng giá thế giới không kéo dài ở mức cao thì sự chuyển dịch giá nguyên vật liệu và các sản phẩm nhập khẩu khác vào mặt bằng giá, nhất là giá tiêu dùng sẽ không lớn. Phải chăng các chính sách nhằm khống chế lạm phát không tăng cao là định hướng kích thích cân đối tăng trưởng tổng cung và tổng cầu hài hòa? Nhiều dự báo cho rằng năm 2022 lạm phát ở Việt Nam quanh mức 3,5%, thấp hơn mức lạm phát mục tiêu 4%. Khuôn khổ đánh giá lạm phát trong vài năm trở lại đây trên thế giới cũng có những thay đổi rất căn bản, đó là tính toán số bình quân của lạm phát trong một số năm, từ 3-5 năm khi so sánh với lạm phát mục tiêu. Nếu chương trình kích thích và phục hồi kinh tế đầy tham vọng của Việt Nam sau đại dịch cần có một không gian chính sách rộng hơn thì cần xem xét lại khuôn khổ đánh giá lạm phát.</p> <p style="text-align:justify">Ðiều may mắn đối với kinh tế Việt Nam là những năm qua chính sách tài khóa đã tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật tài chính thông qua các chỉ số nợ công, bội chi ngân sách... nên khi thực hiện chương trình phục hồi kinh tế chúng ta vẫn còn dư địa để huy động nguồn lực tài chính. Trong năm 2022, chương trình phục hồi quy mô khoảng 3% GDP là phù hợp. Sau đó, cần đánh giá hiệu quả cũng như các tác động đối với nền kinh tế trước khi xác định quy mô tiếp theo cũng như sự điều chỉnh nếu cần thiết. Ðiều quan trọng là sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phải thật sự nhịp nhàng, hài hòa thông qua cơ chế giám sát an toàn, chặt chẽ thì mục tiêu lấy lại đà tăng trưởng cao 6%-7%/năm là khả thi mà vẫn bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.</p> <p style="text-align:justify"><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>