My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Đó là mục tiêu đặt ra của tỉnh Lâm Đồng vào năm 2045. Con số khả thi đó được xác định sau hành trình 15 năm loại cây này phát triển trên vùng đất Nam Tây Nguyên.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Đó là mục tiêu đặt ra của tỉnh Lâm Đồng vào năm 2045. Con số khả thi đó được xác định sau hành trình 15 năm loại cây này phát triển trên vùng đất Nam Tây Nguyên.</p> <p style="text-align:justify">Ghi nhận tại huyện Di Linh, địa phương được biết đến như vùng sản xuất cà phê lớn nhất ở tỉnh Lâm Đồng. Nhưng nhiều năm trở lại đây, huyện Di Linh đang từng bước đa canh, đưa một số loại cây trồng có năng suất, hiệu quả vào sản xuất, từng bước phá thế độc canh của cà phê. Và cây mắc ca là loại cây được chọn và chứng minh hiệu quả. Ông Vũ Hồng Long - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Di Linh cho biết, đến cuối năm 2021 diện tích mắc ca toàn huyện là 1.714,23 ha, diện tích cho thu hoạch 307 ha, năng suất 18 tạ/ha, sản lượng ước đạt 544 tấn. So với năm 2020 năng suất mắc ca đã tăng 1 tạ/ha, sản lượng tăng 110 tấn. Với sự phát triển của loại cây trồng này, trên địa bàn huyện cũng đã hình thành các cơ sở sơ chế, chế biến hạt mắc ca để bán ra thị trường, trong đó điển hình có một số cơ sở đã được chứng nhận OCOP như: sản phẩm hạt mắc ca sấy của Công ty TNHH Mắc ca Mai Thao tại xã Gia Hiệp (4 sao), HTX liên kết mắc ca - Macadamia Di Linh tại xã Đinh Lạc (3 sao), công ty TNHH Mắc ca Việt tại xã Hòa Trung (4 sao) và cơ sở sản xuất Di Linh mắc ca tại xã Hòa Nam (3 sao).</p> <p style="text-align:justify">Và không chỉ ở Di Linh, cây mắc ca đang dần có vị thế trong sản xuất nông nghiệp ở các huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Bảo Lâm, Đam Rông…Theo thông tin từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cây mắc ca bắt đầu được trồng trên địa bàn từ năm 2006, đến nay diện tích trồng cây mắc ca đạt khoảng 5.160ha. Trong đó đa phần là diện tích trồng xen trong vườn cà phê, chè. Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Di Linh, ông Vũ Hồng Long khẳng định: Hiện địa phương đang đẩy mạnh thực hiện mô hình trồng xen cây mắc ca. Đây là giải pháp hiệu quả giúp nông dân canh tác cà phê bền vững, tăng độ che phủ đất, đa dạng hóa sản phẩm để giảm rủi ro về thị trường, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.</p> <p style="text-align:justify">Thực tiễn sản xuất mắc ca tại Lâm Đồng cho thấy, đối với diện tích trồng xen, 1ha mắc ca khi bước vào thời kỳ kinh doanh ổn định từ năm thứ 7 trở đi, sau khi trừ chi phí sẽ đạt lợi nhuận bình quân 105 triệu đồng. Với diện tích mắc ca trồng thuần, lợi nhuận bình quân năm thứ 5 và thứ 6 là hơn 172 triệu đồng/ha và từ năm thứ 7 trở đi là khoảng 385 triệu đồng/ha. </p> <p style="text-align:justify">Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, tại các vùng trồng như huyện Di Linh, huyện Lâm Hà, cây mắc ca cho thu hoạch quả với năng suất lên đến 20 - 30kg hạt/cây. Năm 2021, sản lượng quả khô của Lâm Đồng đạt 2.204 tấn. Lâm Đồng hiện có khoảng 31 cơ sở, doanh nghiệp thu mua, sơ chế, chế biến mắc ca với tổng công suất tiêu thụ nguyên liệu đạt 1.842 tấn quả, hạt/năm. Khối lượng sản phẩm chế biến như mắc ca sấy nứt và nhân hạt đạt khoảng 883 tấn và đang được tiêu thụ ở các hệ thống siêu thị, sân bay, cửa hàng tiện lợi trong nước và xuất khẩu sang các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật, Thái Lan, Úc…</p> <p style="text-align:center"><em><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220516200931images2453529_mc3.jpg" /></em></p> <p style="text-align:center"><em>Lâm Đồng hiện có khoảng 31 cơ sở, doanh nghiệp thu mua, sơ chế, chế biến mắc ca với tổng công suất tiêu thụ nguyên liệu đạt 1.842 tấn quả, hạt/năm</em></p> <p style="text-align:justify">Lâm Đồng hiện có hơn 175 nghìn ha diện tích trồng cà phê lớn độc canh nên đây là điều kiện thuận lợi để có thể phát triển trồng xen mắc ca, góp phần tăng nguồn thu nhập cho người dân. Hiện nay, ngành nông nghiệp đã đánh giá được một số giống mắc ca như 846, 849, QN1, OC, A38 có năng suất, chất lượng cao nên kết hợp với các doanh nghiệp, HTX, người dân tổ chức ghép cải tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm.</p> <p style="text-align:justify">Ông Trần Văn Tuận, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng nhận định, sau khoảng 15 năm hình thành và phát triển, ngành sản xuất mắc ca của Lâm Đồng đang từng bước khẳng định tiềm năng thế mạnh, góp phần tăng thu nhập cho nông dân và tăng độ che phủ đất, bảo vệ môi trường.</p> <p style="text-align:justify">Để nâng cao chất lượng sản phẩm mắc ca, những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã phối hợp với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, HTX và người dân tổ chức tuyển chọn, sản xuất giống. Với khoảng 820ha mắc ca thực sinh được trồng từ năm 2015, ngành nông nghiệp tỉnh đã thực hiện công tác tuyển chọn giống. Hiện nay, các giống mắc ca đang được trồng tại Lâm Đồng gồm: 246, 741, 800, 816, 842, 849, 695, 900, 0C, H2, 508, Dadow, QN1, A38 và cây thực sinh. Việc này đã góp phần đáp ứng nhu cầu giống năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của địa phương. Đây là cơ sở quan trọng để ngành nông nghiệp Lâm Đồng hướng tới mục tiêu 15.173ha mắc ca năm 2045.</p> <p style="text-align:justify">Cùng với đó, Lâm Đồng cũng quy hoạch phát triển các cơ sở chế biến mắc ca, các loại sản phẩm hàng hóa đến năm 2045 là 62 cơ sở, doanh nghiệp, trong đó 11 cơ sở sơ chế và 51 cơ sở chế biến. Công suất tiêu thụ nguyên liệu ước khoảng 4.538 tấn quả/năm, khối lượng sản phẩm sau chế biến là 1.566 tấn, chủ yếu là quả khô sấy nứt, nhân hạt sấy khô, tinh dầu, bột mắc ca... để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.</p> <p style="text-align:justify">Ông Trần Văn Tuận, cho biết thêm, ngành nông nghiệp địa phương đang hướng đến thành lập các tổ hợp tác, HTX trồng cây mắc ca, sản xuất mắc ca được cấp chứng nhận, cấp mã số vùng trồng, sản xuất mắc ca theo chuỗi để làm đầu mối cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến phục vụ xuất khẩu và từng bước nâng cao giá trị và thương hiệu mắc ca Lâm Đồng.</p> <p style="text-align:justify"><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>