My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Đẳng sâm từ lâu đời được dùng như vị thuốc bổ khí, bồi dưỡng sức khỏe cho người bị suy nhược. Bộ phận dùng làm thuốc duy nhất của đẳng sâm là rễ với 6 thành phần chính giúp cho hoạt động trao đổi chất của cơ thể tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Đẳng sâm từ lâu đời được dùng như vị thuốc bổ khí, bồi dưỡng sức khỏe cho người bị suy nhược. Bộ phận dùng làm thuốc duy nhất của đẳng sâm là rễ với 6 thành phần chính giúp cho hoạt động trao đổi chất của cơ thể tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch, chữa thiếu máu, vàng da, bổ dạ dày, chữa ho, tiêu đờm, lợi tiểu, chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể, phòng ngừa ung thư. Đẳng sâm được xem là "nhân sâm của người nghèo" vì có thể dùng thay thế nhân sâm với giá thành rẻ hơn nhiều. Do bị khai thác mạnh mẽ dẫn đến suy giảm nghiêm trọng trong tự nhiên, năm 2007, đẳng sâm đã được xếp vào Sách đỏ Việt Nam và xếp hạng danh lục đỏ cây thuốc nguy cấp.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220518090952images2453916_T6b_2.jpg" /></p> <p style="text-align:center"><em>Sản phẩm cao lỏng, trà hòa tan từ đẳng sâm phục vụ sức khỏe con người</em></p> <p style="text-align:justify">• <strong>BẢO TỒN VÀ NHÂN RỘNG CÂY DƯỢC LIỆU QUÝ HIẾM</strong></p> <p style="text-align:justify">Với giá trị y học và độ nguy cấp tuyệt chủng cao, 15 năm qua ngành Khoa học và công nghệ Lâm Đồng (KHCN) đã đặc biệt quan tâm bảo tồn, phát triển loài dược liệu quý này bằng nhiều nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng thiết thực. Cụ thể, năm 2009, Sở KHCN đã chủ trì giao cho Công ty TNHH Cao Lâm (Phường 8 - Đà Lạt) phối hợp với Trung tâm Sâm và Dược liệu TP Hồ Chí Minh thực hiện thành công đề tài nghiên cứu “Nhân giống bảo tồn và phát triển cây đẳng sâm”. Quá trình nghiên cứu đặc tính sinh trưởng đã cho thấy đẳng sâm Việt Nam rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng cao nguyên Langbian - nơi có độ cao 1.600 m, khí hậu mát mẻ quanh năm, thường có sương mù che phủ. Được trồng tại nông trại nằm trong rừng nguyên sinh Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà đã cho cây đẳng sâm phát triển tốt, hàm lượng Saponin trong củ đẳng sâm một năm tuổi đạt khá cao đến 6,37%. Kế thừa kết quả nghiên cứu, Công ty Cao Lâm đã nhân giống, trồng đẳng sâm thành cây thương phẩm. Việc trồng thành công đẳng sâm Việt Nam tại Lâm Đồng đã đưa cây thuốc này ra khỏi sách đỏ và mở ra triển vọng lớn phát triển đẳng sâm thành một dược liệu đặc sản của tỉnh. Hiện nay, Công ty Cao Lâm đang trồng đẳng sâm Việt Nam diện tích trên 10 ha, sản lượng đạt trên 20 tấn/năm, phân phối tại các hệ thống siêu thị, các sàn thương mại điện tử trong nước chủ yếu dạng củ tươi và một ít dạng ngâm rượu. </p> <p style="text-align:justify">Năm 2018, Sở KHCN Lâm Đồng tiếp tục giao cho Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh chủ trì thực hiện Dự án “Nhân rộng mô hình trồng cây đẳng sâm thương phẩm tại xã Lát, huyện Lạc Dương” nhằm bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu tiềm năng, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp của địa phương, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình trong vùng. Dự án đã xây dựng 2 mô hình trồng đẳng sâm tại Thôn Păng Tiêng 1 - xã Lát, với quy mô 3.000 m2/mô hình, 60.000 cây giống. Sau 10 tháng trồng, tỷ lệ cây sống đạt 82-85%; có 5-10 nhánh trên củ chính; chiều dài rễ 25-40 cm. Sau 14-16 tháng, trồng năng suất đạt 830-850 kg/sào. Trung tâm Ứng dụng KHCN Lâm Đồng đã hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng cây giống đẳng sâm ngoài vườn ươm; quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch cây đẳng sâm ngoài đồng ruộng, đưa ra biện pháp phòng, trừ bệnh sâu xám, rệp mềm, bệnh lỡ cổ rễ trên cây đẳng sâm… chuyển giao cho các hộ nông dân tại địa phương. Dự án đã tổ chức hội thảo giới thiệu, nhân rộng các mô hình trình diễn, tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây đẳng sâm cho 60 lượt nông dân. Thành công của dự án đã tạo nguồn giống đẳng sâm sạch bệnh, giảm khai thác trong tự nhiên, góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu quý. </p> <p style="text-align:justify"><strong>• SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM CHẤT LƯỢNG CAO </strong></p> <p style="text-align:justify">Tuy nhiên, việc thu đẳng sâm theo mùa vụ, tới kỳ thu hoạch lượng dược liệu rất nhiều, việc xử lý và sơ chế không kịp thời, một lượng đáng kể rễ và phụ phẩm bị hư hỏng cơ học, không đạt chuẩn hình dạng phải bỏ đi, lượng hao hụt chiếm 15%. Nếu được kịp thời đưa vào sản xuất, chế biến sâu thành các sản phẩm có thể bảo quản lâu sẽ mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu trong sản xuất, tạo ra sản phẩm thương mại đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì thế, mới đây, đề tài khoa học “Nghiên cứu quy trình sản xuất sản phẩm cao lỏng và trà hòa tan từ cây đẳng sâm Việt Nam trồng tại tỉnh Lâm Đồng” đã đưa đẳng sâm lên một bước cao hơn. Ngành KHCN Lâm Đồng mong muốn tạo ra một số sản phẩm chất lượng cao từ đẳng sâm có thể trở thành đặc sản độc đáo, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương, và phục vụ nhu cầu phòng, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân. </p> <p style="text-align:justify">Sau hơn 2 năm, nhóm các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Tôn Đức Thắng do GS.TS.Nguyễn Minh Đức chủ trì đã tiến hành: thu hoạch, xử lý và làm khô nguyên liệu đẳng sâm Việt Nam, đánh giá hàm lượng lobetyolin, định lượng polysaccharid trong dịch chiết xuất đẳng sâm, nghiên cứu chiết xuất cao lỏng đẳng sâm tối ưu. Trên cơ sở đó nghiên cứu xây dựng quy trình thu hoạch, xử lý và bảo quản nguyên liệu đẳng sâm Việt Nam; quy trình sản xuất sản phẩm cao lỏng, quy trình bào chế trà hòa tan đẳng sâm Việt Nam; xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở cho nguyên liệu, sản phẩm cao lỏng, trà hòa tan đẳng sâm Việt Nam. Ngoài ra, các nhà khoa học còn đi sâu nghiên cứu hàm lượng dược chất của đẳng sâm, thời gian sinh trưởng, thu hái, các thành phần dưỡng chất với tác dụng bổ khí đối với sức khỏe con người, so sánh hàm lượng dược chất của đẳng sâm với các loại sâm trong khu vực và trên thế giới không kém nhiều nhưng giá thành rẻ hơn nhiều. Đẳng sâm có tác dụng tăng miễn dịch, kháng u, kháng viêm, chống tăng đường huyết, chống oxy hóa… </p> <p style="text-align:justify">Kết quả thu được 5.860 gam sản phẩm cao lỏng đẳng sâm Việt Nam với thiết kế bao bì hoàn chỉnh, 5.413 gói trà hòa tan đạt chất lượng theo tiêu chuẩn cơ sở. Theo dõi độ ổn định của cao lỏng và trà hòa tan cho thấy các sản phẩm đủ điều kiện để đăng ký là thực phẩm chức năng. Từ cao lỏng đẳng sâm Việt Nam, tiến hành khảo sát sấy phun để tạo ra cao khô, khảo sát lưu tính và độ ảnh hưởng của tá dược lên lưu tính của cao khô, xây dựng công thức trà hòa tan đẳng sâm. Ông Đỗ Minh Ngọc - Phó Giám đốc Sở KHCN cho biết: Với những sản phẩm có chất lượng cao từ đẳng sâm Việt Nam được nghiên cứu, hiệu quả thực tiễn do đề tài mang lại là rất thiết thực, phù hợp với địa phương. Thời gian tới, ngành KHCN Lâm Đồng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp để mở rộng quy mô trồng đẳng sâm, tạo ra nguồn đẳng sâm lớn, có chất lượng ổn định, chuyển giao kết quả nghiên cứu để nhanh chóng tiến hành sản xuất trên quy mô công nghiệp, hoàn chỉnh quy trình sản xuất, thực hiện thương mại hóa các sản phẩm cao lỏng, trà hòa tan đẳng sâm, tiến tới xây dựng thương hiệu mạnh phục vụ cho sức khỏe con người.</p> <p style="text-align:justify"><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>