My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Những năm qua, có thể thấy rằng, tỉnh Lâm Đồng đã thể hiện quyết tâm chủ động, đi đầu giải quyết, đưa hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) chuyển động từ vị trí “gắn với” sang “phục vụ” phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Những năm qua, có thể thấy rằng, tỉnh Lâm Đồng đã thể hiện quyết tâm chủ động, đi đầu giải quyết, đưa hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) chuyển động từ vị trí “gắn với” sang “phục vụ” phát triển kinh tế - xã hội. Ngành KH&CN tỉnh cũng đã có nhiều nỗ lực, khẳng định vị thế và có những đóng góp thiết thực vào các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội tại Lâm Đồng.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220524102708images2455480__07a9519.jpg" /></p> <p style="text-align:center"><em>Ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt phát triển sâu - rộng ở Lâm Đồng đã góp phần thay đổi mạnh mẽ đời sống của người dân vùng nông thôn</em></p> <p style="text-align:justify">Trong 10 năm qua, KH & CN luôn gắn bó mật thiết, đồng hành với mục tiêu phát triển của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh; giúp nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của tỉnh đạt khá cao, bình quân giai đoạn 2015-2020 tăng 8,0%; quy mô GRDP tăng 1,6 lần; chất lượng tăng trưởng nhiều mặt được nâng lên, năng suất lao động tăng 1,5 lần so với năm 2015; GRDP bình quân đầu người đạt 66 triệu đồng/người/năm - tính đến cuối năm 2021. Những đóng góp quan trọng của KH&CN vào thành tựu phát triển chung giai đoạn vừa qua được thể hiện qua các kết quả nổi bật trên nhiều lĩnh vực.</p> <p style="text-align:justify">Trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, tỉnh tập trung vào việc khảo nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao, ứng dụng các kỹ thuật, quy trình mới trong sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm; qua đó đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). Cụ thể như khâu gieo ươm giống rau, hoa đã được cơ giới hóa từ khâu rửa vỉ, đóng giá thể và gieo hạt bằng máy cho năng suất lao động tăng gấp 5-7 lần so với làm thủ công; nhà kính nhập khẩu (150 ha) tích hợp các công nghệ thông minh trên thế giới; công nghệ màng lợp nhà kính bằng PE 3-5 lớp có tác dụng chống tia UV, khuếch tán ánh sáng, chống bám bụi và độ bền cao; công nghệ IoT giúp người sản xuất giảm 10-20% lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón; giảm 30-50% lượng nước tưới và nhân công lao động cho các trang trại.... Tương tự, trong chăn nuôi sử dụng máy liên hợp, phối trộn khẩu phần thức ăn hoàn chỉnh theo phương pháp TMR (Total mixing rotation); sử dụng robot đẩy thức ăn tự động; gắn chíp điện tử (SCR) theo dõi tình trạng ăn uống, nghỉ ngơi vật nuôi; theo dõi tình hình sức khỏe, bệnh tật; theo dõi phát hiện động dục và sản lượng sữa để kịp thời điều chỉnh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý phù hợp; hệ thống massage tự động, nghe nhạc để kích thích tăng năng suất sữa; sử dụng trên 95% máy vắt sữa thay cho việc dùng tay vắt sữa thủ công đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa. Có 98 đơn vị đã áp dụng công nghệ tem truy xuất điện tử (mã QR code)... Nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt được chọn lọc, lai tạo đưa vào nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm; các dự án xây dựng mô hình ứng dụng NNCNC (nhân giống invitro, công nghệ giống mới, nhà kính, IoT, bảo quản và chế biến sản phẩm, cơ giới hóa...) được chuyển giao ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất, đưa doanh thu bình quân trên đơn vị diện tích toàn tỉnh năm 2021 đạt 201 triệu đồng/ha; trong đó, doanh thu bình quân trên đơn vị diện tích sản xuất NNCNC đạt bình quân 430 triệu đồng/ha/năm. </p> <p style="text-align:justify">Trong lĩnh vực y tế, đã thực hiện 9 nhiệm vụ KH&CN ứng dụng trong công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân với mục tiêu phát triển thể chất, tinh thần, giảm tỉ lệ mắc bệnh, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; các kỹ thuật cao trong việc chẩn đoán, phát hiện, phòng và điều trị các bệnh như: Basedow; mổ che phủ khuyết hổng phần mềm chi thể bằng vạt da có cuống liền mạch; khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng bằng phẫu thuật nội soi; phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ kèm hàn xương lối trước phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại - trực tràng...tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng và Bệnh viện II Lâm Đồng. Việc chuyển giao kết quả đề tài, dự án vào thực tiễn, giúp giảm bệnh nhân chuyển viện, giảm tải bệnh nhân cho tuyến trên, tiết kiệm chi phí cho gia đình bệnh nhân, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. </p> <p style="text-align:justify">Trong lĩnh vực thông tin truyền thông, 100% đơn vị sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, triển khai một cửa điện tử, rút ngắn thời gian xử lý, tăng tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, cung cấp dịch vụ công mức độ 3 và mức độ 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp. Các hệ thống thông tin dùng chung toàn tỉnh được đầu tư và quản lý, sử dụng ngày càng hiệu quả; triển khai, tích hợp, kết nối liên thông với các hệ thống thông tin của Trung ương. Bên cạnh đó, các hệ thống thông tin chuyên ngành của tỉnh đã và đang được đầu tư xây dựng, nguồn dữ liệu thông tin được tin học hoá, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động quản lý, điều hành của từng ngành, lĩnh vực, các hoạt động kinh tế - xã hội Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. </p> <p style="text-align:justify">Trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, đẩy mạnh ứng dụng KH&CN trong công tác quảng bá và kinh doanh du lịch; triển khai có hiệu quả các đề tài, giải pháp khoa học như “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở lưu trú”, “Sưu tầm, bảo tồn và phát triển hoa trang trí các dân tộc bản địa tỉnh Lâm Đồng”; “Nghiên cứu ứng dụng mô hình nhà vườn du lịch tại Đà Lạt và vùng phụ cận”; “Nghiên cứu đánh giá và phát huy sản phẩm du lịch đặc thù nhằm thu hút khách đến Đà Lạt, Lâm Đồng”; “Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch thể thao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”; “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ học Cát Tiên - Lâm Đồng”; “Giải pháp phát triển hoạt động thể thao quần chúng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”...</p> <p style="text-align:justify">Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, từ kết quả các mô hình xử lý nước sạch, vệ sinh môi trường được triển khai đã xây dựng được các giải pháp để bảo vệ môi trường và ứng dụng hiệu quả trong thực tế, giảm tối đa gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, nhiều hệ thống nước sạch đã được đưa vào sử dụng có hiệu quả trên địa bàn. </p> <p style="text-align:justify">Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục làm tốt vai trò đồng hành cùng doanh nghiệp trong lĩnh vực KH&CN; đưa các cơ chế, chính sách KH&CN của tỉnh đến gần hơn với doanh nghiệp; quyết tâm lấy KH&CN làm một trong những động lực chính thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển bền vững.</p> <p style="text-align:justify"><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>