My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Đạ Tông - vùng đất xa xôi thuộc khu vực 3 xã Đạ Tông - Đa Long - Đạ M’rông của huyện Đam Rông là địa bàn cư trú của những cư dân Cil, M’nông vốn quen nghề trồng cây lúa, cây bắp.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Đạ Tông - vùng đất xa xôi thuộc khu vực 3 xã Đạ Tông - Đa Long - Đạ M’rông của huyện Đam Rông là địa bàn cư trú của những cư dân Cil, M’nông vốn quen nghề trồng cây lúa, cây bắp. Nhưng người Đạ Tông hôm nay đã biết con tằm, trồng cây dâu, lên né, lên kén, mở ra một loại cây trồng, vật nuôi hiệu quả trong đời sống người nông dân.</p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220525131041images2455700.jpg" /></p> <p style="text-align:center"><em>Chị K’Linh, thôn Chiêng Cao Cil Múp cho tằm ăn</em></p> <p style="text-align:justify">Chị K’ Linh, nông dân trẻ thôn Chiêng Cao Cil Múp, xã Đạ Tông đang cho tằm ăn. Lứa tằm nhà chị K’Linh chuẩn bị tuổi 5, sắp sửa đến ngày lên né. Chị K’Linh rất mừng vì với giá kén hiện tại, mỗi vụ tằm mang lại cho gia đình một khoản thu nhập ổn định. Chị K’Linh chia sẻ, gia đình chị trước trồng bắp ở chân ruộng này. Được xã vận động, lại được hỗ trợ giống dâu, nong, giá sắt, né gỗ, bàn dập…, chị mới quyết tâm chuyển đổi đất bắp sang đất trồng dâu. Và quả thực, cây dâu, con tằm đã mang lại thu nhập ổn định cho gia đình. Chị K’Linh cho biết: “Trước, nhà trồng bắp thì phải 3 - 4 tháng mới cho thu hoạch, giá bắp cũng thấp. Giờ nuôi tằm chỉ 15 ngày là được một lứa, có tiền cho sinh hoạt hằng ngày. Nhà em chỉ cần hơn sào dâu, nuôi 1 hộp trứng/ tháng là đủ hết chi phí sinh hoạt hằng ngày, cho con đi học…”. Áp dụng kỹ thuật nuôi tằm, nuôi tằm gối đầu, mỗi tháng gia đình chị K’Linh cũng thu được 10 - 11 triệu đồng từ con tằm.</p> <p style="text-align:justify">Cũng giống chị K’Linh, ông Krajăn Misel ở Thôn Liêng Trang 2 gắn bó với cây dâu, con tằm được 4 năm. Nhận thấy nuôi tằm rất có hiệu quả, ông Krajăn Misel đầu tư xây hẳn một khu nhà nuôi tằm mới, cách biệt hoàn toàn khỏi khu sinh hoạt chung. Nhà tằm được xây rộng rãi, thoáng mát, có chống nóng nhằm đảm bảo cho tằm có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển. Ông Krajăn Misel chia sẻ: “Nuôi tằm không dễ, quan trọng là mình phải chịu học hỏi, nắm bắt được kỹ thuật. Khi hái dâu thì phải để dâu khô, sạch mới cho tằm ăn. Dâu cũng không được phun thuốc, bị bệnh thì chặt bỏ, để lên lứa mới khỏe mạnh. Giữ vệ sinh nhà tằm sạch sẽ, chống kiến, chống ruồi thì tằm sẽ khỏe, lớn đều và kén tốt”. Ông Krajăn Misel cũng khẳng định, nuôi tằm thu nhập cao hơn trồng lúa, trồng bắp nhiều, lại rất nhanh. Chỉ cần chăm chỉ, 1 người có thể chăm 1 sào dâu, nuôi 1 hộp tằm/tháng, dư giả tiền cho sinh hoạt của một gia đình. </p> <p style="text-align:justify">Chính từ khả năng cho thu nhập nhanh, diện tích đất không cần nhiều của cây dâu, con tằm, xã Đạ Tông đang dốc sức hỗ trợ bà con chuyển đổi một phần đất trồng bắp, trồng lúa sang canh tác dâu tằm. Cụ thể, chị Liêng Hót K’Jang, khuyến nông viên xã cung cấp, một bộ giàn treo, né gỗ, bàn dập… phục vụ nuôi tằm có giá 15 triệu đồng, khi bà con có nhu cầu nuôi tằm thì đăng ký, xã sẽ hỗ trợ bà con với quy định hộ nghèo, Nhà nước hỗ trợ 90%, nông dân đối ứng 10%; hộ cận nghèo đối ứng 20% và Nhà nước hỗ trợ 20%. Có sự hỗ trợ của Nhà nước, bà con tiếp cận với tằm dễ hơn, mau chóng thay đổi cơ cấu kinh tế cây trồng.</p> <p style="text-align:justify">Ông Hoàng Mạnh Huỳnh, Chủ tịch UBND xã cho biết, nhận thấy hiệu quả của con tằm, Đạ Tông tìm mọi nguồn để hỗ trợ bà con một phần vốn ban đầu phục vụ trồng dâu, nuôi tằm. Mỗi năm, xã tiến hành rà soát nhu cầu chuyển đổi, địa phương sẽ tìm nguồn hỗ trợ kinh phí cho bà con tùy theo nhu cầu và diện tích. Từ hỗ trợ của xã, sự cố gắng của từng nông hộ, hiện, toàn xã Đạ Tông có tới 27 ha dâu với gần 60 nông hộ canh tác dâu tằm, mang lại sự thay đổi lớn trong bộ mặt nông thôn. Riêng năm 2022, có thêm 7,1 ha dâu tằm được trồng mới với hơn 20 hộ bắt đầu chuyển đổi đất bắp, đất lúa kém năng suất sang trồng dâu, nuôi tằm. Ông Huỳnh chia sẻ, chỉ cần mỗi nông hộ chuyển đổi 1 sào dâu, đời sống của bà con sẽ thay đổi nhanh chỉ sau 3 - 5 tháng. Cây dâu, con tằm thực sự là cây trồng, vật nuôi giúp người M’nông, người Cil Đạ Tông vươn lên vượt khó, xây dựng đời sống kinh tế nhanh chóng và hiệu quả.</p> <p style="text-align:justify"><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>