My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Ngay sau khi Trưởng Đoàn ĐBQH Lâm Đồng Trần Đình Văn có công văn về việc đăng ký làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kết thúc chương trình làm việc ngày 31/5 tại hội trường của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có chương trình làm việc với Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng tại Hà Nội.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Ngay sau khi Trưởng Đoàn ĐBQH Lâm Đồng Trần Đình Văn có công văn về việc đăng ký làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kết thúc chương trình làm việc ngày 31/5 tại hội trường của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có chương trình làm việc với Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng tại Hà Nội. </p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220601134136images2457333_img_20220601_071835.jpg" /></p> <p style="text-align:justify">Đoàn ĐBQH Lâm Đồng và lãnh đạo UBND tỉnh tại buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn</p> <p style="text-align:justify">Tham dự buổi làm việc có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, các Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh, Nguyễn Hoàng Hiệp và đại diện lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp và các cơ quan liên quan. </p> <p style="text-align:justify">Phía Đoàn ĐBQH Lâm Đồng có đồng chí Phan Đình Trạc - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; đồng chí Trần Đình Văn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH Lâm Đồng, cùng các ĐBQH Nguyễn Tạo – Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Lâm Đồng, Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Lâm Văn Đoan – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội. Đồng chí Trần Văn Hiệp – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cùng tham dự buổi làm việc này.</p> <p style="text-align:justify">Trưởng Đoàn ĐBQH Lâm Đồng Trần Đình Văn cho biết: Chương trình làm việc trực tiếp giữa hai bên nhằm tháo gỡ khó khăn mà Lâm Đồng đang gặp phải, đó là trong quá trình chuyển mục đích từ đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác (theo quy định của điều 20 Luật Lâm Nghiệp) để triển khai các dự án liên quan đến đất rừng và công tác quản lý bảo vệ rừng, cơ chế chính sách đối với lực lượng bảo vệ rừng, việc thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sunh thái, nghỉ dưỡng, giải trí… và một số vấn đề khác nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng. </p> <p style="text-align:justify">Sau khi nghe báo cáo tóm tắt về những vấn đề vướng mắc, khó khăn hiện nay của Lâm Đồng. Trọng tâm là đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng cho 6 dự án tại Lâm Đồng đang vướng mắc. Gồm các Dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng): Diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất rừng là 186,21 ha (gồm 126,37 rừng tự nhiên và 59,85 rừng trồng) trên địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng; Dự án nâng cấp, mở rộng Đèo Prenn, TP Đà Lạt: Diện tích đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng là 10,16 ha rừng tự nhiên (gồm 7,45 ha thuộc quy hoạch rừng phòng hộ và 2,71 ha ngoài quy hoạch 3 loại rừng); Dự án xây dựng hồ chứa nước Ta Hoét, huyện Đức Trọng: Diện tích đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng là 9,05 ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên; Dự án Nhà máy thủy điện Đa Nhim Thượng 2: Diện tích đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng là 4,44 ha rừng tự nhiên ngoài quy hoạch 3 loại rừng, có nguồn gốc thuộc quy hoạch rừng đặc dụng. </p> <p style="text-align:justify">Đoàn cũng đề xuất giải pháp xử lý đối với Dự án đường Trường Sơn Đông đoạn tuyến đi qua tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk, diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng là 26,53 ha rừng tự nhiên tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) và Vườn quốc gia Chư Yang Sin (Tỉnh Đắk Lắk)… </p> <p style="text-align:justify">Đoàn ĐBQH bày tỏ sự cảm kích trước sự quan tâm, tạo điều kiện của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho buổi làm việc này, dù bận rộn với rất nhiều công việc, nhất là chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đang diễn ra. Đoàn mong muốn đồng chí Bộ trưởng quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà Lâm Đồng đang gặp phải liên quan đến chủ trương chuyển mục đích từ đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác. </p> <p style="text-align:justify">Phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lắng nghe, tiếp thu các ý kiến kiến nghị, đề xuất của Lâm Đồng và sẽ sớm có giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy tiến độ giải quyết các vấn đề nêu trên. </p> <p style="text-align:justify">Để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tổng hợp đề nghị của 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Do dự án đường cao tốc đi qua địa bàn 2 tỉnh, việc thực hiện chuẩn bị và trình duyệt hồ sơ không đồng thời (tỉnh Lâm Đồng trình ngày 24/11/2021, tỉnh Đồng Nai trình ngày 1/3/2022) nên đã ảnh hưởng đến quá trình thẩm định dự án. Nếu 2 tỉnh trình đồng thời thì Bộ chỉ cần lấy ý kiến thẩm định của các bộ ngành 1 lần, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ, nhưng dự án đang phải thẩm định riêng từng tỉnh nên gặp khó khăn về tiến độ thời gian. </p> <p style="text-align:justify">Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị tỉnh Lâm Đồng tiếp tục quan tâm chỉ đạo chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn phải xây dựng báo cáo thuyết minh, tài liệu liên quan đến diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng có chất lượng, đảm bảo theo đúng quy định tại Nghị định số 83/2020. Quá trình thẩm định hồ sơ chuyển mục đích sự dụng rừng tại địa phương cần thực hiện nghiêm túc, hồ sơ tài liệu phải đảm bảo được tính xác thực của số liệu, quá trình thẩm định cần đánh giá đầy đủ các nội dung theo quy định, nhất là với việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên. Có như vậy thì việc thẩm định của các bộ, ngành Trung ương được thuận lợi, không mất nhiều thời gian trao đổi, lấy ý kiến qua lại, đảm bảo đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. </p> <p style="text-align:justify">Tổng cục Lâm nghiệp sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong quá trình thẩm định hồ sơ, có ý kiến góp ý, hướng dẫn ngay từ ban đầu giai đoạn thẩm định, gửi văn bản thẩm định của các bộ, ngành ngay sau khi nhận được để các địa phương hoàn thiện báo cáo giải trình, rút ngắn thời gian thẩm định.</p> <p style="text-align:justify"><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>