My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Ngày 30 tháng 5 năm 1893, bác sĩ Alexandre Yersin bắt đầu thực hiện chặng đường thám hiểm thứ ba từ Tánh Linh đi Phan Rang bằng một con đường núi, khác với các chặng khám phá trước đó
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Ngày 30 tháng 5 năm 1893, bác sĩ Alexandre Yersin bắt đầu thực hiện chặng đường thám hiểm thứ ba từ Tánh Linh đi Phan Rang bằng một con đường núi, khác với các chặng khám phá trước đó. Sau khi men theo tả ngạn sông La Ngà để trở lại Droum, đoàn thám hiểm vượt qua sông đến Tia Lao, một địa điểm đã được ghi trên bản đồ của Thiếu tá Humann. Ngày 11 tháng 6 năm 1893, Yersin đến Bross, nằm ở đáy một thung lũng sâu có sông Đồng Nai chảy qua, phía Bắc là ngọn núi Tadoung, ngày nay thuộc tỉnh Đắk Nông. Từ Tadoung, Yersin xuống núi để quay trở lại Rioung và để lại hành lý tại đây rồi bốn người phu khuân vác lên đường thám sát vùng núi LangBiang. </p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220609135437images2458827_t4_01.jpg" /></p> <p style="text-align:center"><em>Hồ Đankia lúc bác sĩ Alexandre John Emile Yersin bước chân đến đầu tiên (21/6/1893) trước đây là vùng đất trũng nhiều cỏ tranh và cỏ hồng</em></p> <p style="text-align:justify"><strong>• LANGBIANG KHỞI NGUỒN HÌNH THÀNH ĐÀ LẠT</strong></p> <p style="text-align:justify">Sau hai ngày đi đường với quyết tâm cao không mệt mỏi, vào lúc 15 giờ 30’ ngày 21 tháng 6 năm 1893, khi đến gần dãy núi LangBiang, bác sĩ Yersin bước ra khỏi rừng thông và phát hiện ra cao nguyên Lâm Viên. Ngay từ lần đầu tiếp xúc với cảnh quan tuyệt đẹp này, Yersin quá vui mừng trong lòng không tả xiết như vơi đi cơn mệt sau những ngày đi đường dài xen núi; Yersin đã ghi lại cảm xúc, tình cảm, nhận định vào nhật ký của mình:</p> <p style="text-align:justify">“Khoảng 15 đến 20 km trước khi đến chân núi, chúng tôi ra khỏi rừng và thấy mình đang đứng trước một vùng đất hoàn toàn trơ trụi, phủ toàn cỏ. Mặt đất như những lượn sóng dài làm cho ta có cảm tưởng đang đi trên một đại dương bị xao động bởi những đợt sóng khổng lồ. Dãy Lang Biang sừng sững ở giữa như một hòn đảo và dường như càng lùi xa khi ta đến gần. Trong những cánh đồng bao la ấy, ta dễ tính sai cự ly. Dưới đáy thung lũng, đất màu đen và có than bùn. Những đàn nai lớn cho phép đến gần khoảng một trăm mét, rồi vụt bỏ chạy ra xa, ngoái đầu lại nhìn chúng tôi một cách tò mò".</p> <p style="text-align:justify">Cũng trong hồi ký, Yersin mô tả về cao nguyên LangBiang như sau: "Vùng đất này cư dân thưa thớt, một vài làng của người M'Lates, được tập trung ở chân núi; nơi đó họ làm những ruộng lúa nước rất đẹp. Người M'Lates nói tiếng Chăm cũng thạo như tiếng Mạ. Phụ nữ xâu vành tai thật rộng để nong vào đó những vành tròn hay treo vào đó những ống thiếc hình xoắn ốc rất nặng. Người ta tiếp tôi trong căn nhà làng. Mỗi già làng mang tới vò rượu cần của mình. Có đến sáu vò rượu xếp hàng dài trước mặt tôi, may thay người ta không yêu cầu tôi phải thưởng thức hết".</p> <p style="text-align:justify">Chính từ cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của LangBiang mà Yersin đã hình thành ý tưởng đề xuất Toàn quyền Đông Dương cao nguyên LangBiang trở thành trung tâm nghỉ dưỡng Đông Dương, đó là khởi nguồn cho hình thành và phát triển Đà Lạt ngày nay.</p> <p style="text-align:justify"><strong>• TẠO NÊN THƯƠNG HIỆU DI SẢN THIÊN NHIÊN TOÀN CẦU</strong></p> <p style="text-align:justify">Với độ cao 1.500 m so với mặt nước biển, LangBiang được ví như một tiểu sinh thái châu Âu, bởi nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với sông, suối, núi, rừng, thác nước... đầy chất lãng mạn, nên thơ. LangBiang còn là thượng nguồn sinh thủy hàng tỷ năm cung cấp nước không chỉ cho Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông Nam Bộ Việt Nam mà còn là lưu vực sông Sepôk chảy vào sông Mekong. Nơi đây có câu chuyện tình LanBiang huyền thoại, có nhiều công trình kiến trúc công nghệ độc đáo và kiến trúc tôn giáo lâu đời; với khí hậu se se lạnh của cao nguyên ban đêm, lãng đãng sương mù buổi sớm, mát nhẹ vào buổi trưa; vừa có cái đẹp rất riêng của núi rừng LangBiang hùng vĩ, vừa có nét đẹp văn hóa của người dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên ở vùng LangBiang. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng LangBiang, dưới chân núi LangBiang có những công viên, hồ nước nằm giữa trung tâm thị trấn, những biệt thự nằm bên các sườn đồi thấp thoáng trong các rừng thông, các công trình kiến trúc tôn giáo đã tạo nên cảnh quan kiến trúc độc đáo. Vùng LangBiang nằm ở độ cao trên 1.500 m, nơi đây có hệ sinh thái rừng và tính đa dạng sinh học cao, là nơi có nhiều sương mù nhất không chỉ ở tỉnh Lâm Đồng mà cả toàn vùng Tây Nguyên, điều đó đã tạo nên tính khác biệt vùng LangBiang.</p> <p style="text-align:justify">Ngày 9/6/2015, tại Kỳ họp lần thứ 27 Hội đồng điều phối quốc tế Chương trình Con người và sinh quyển của UNESCO (ICC MAB), Khu Dự trữ sinh quyển LangBiang (Lâm Đồng) đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Đây là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ và là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới thứ 9 tại Việt Nam.</p> <p style="text-align:justify">Khu Dự trữ sinh quyển LangBiang có diện tích 275.439 ha nằm ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, thuộc khu vực Nam Tây Nguyên, được đặt tên theo ngọn núi LangBiang, nơi có câu chuyện tình lãng mạn giữa chàng Lang và nàng Biang của dân tộc K’Ho, cư dân thiểu số đã sinh sống ở đây bao đời nay. Nơi đây còn lưu giữ những giá trị tiêu biểu về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên đa dạng hòa quyện với những nét văn hóa đặc sắc của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.</p> <p style="text-align:justify">Khu Dự trữ sinh quyển thế giới LangBiang bao gồm một vùng rừng nguyên sinh rộng lớn với vùng lõi là Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà, nơi được đánh giá là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam. Các nhà khoa học đã ghi nhận khu vực này có 153 loài động thực vật nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và 154 loài có tên trong Danh Lục Đỏ IUCN.</p> <p style="text-align:justify">Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) cũng đã xác định đây là khu vực ưu tiên bảo tồn số một trong Chương trình Bảo tồn các dãy núi chính Nam Trường Sơn của Việt Nam.</p> <p style="text-align:justify">Nhờ cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, LangBiang có sự kết hợp hài hòa giữa núi rừng hùng vĩ, đồi bát úp xen kẽ như sắp sẳn tự nhiên và cảnh quan hồ, suối cùng với sự phát triển cảnh quan kiến trúc đô thị gần gũi với thiên nhiên đã giúp cho khung cảnh LangBiang tuyệt vời ở nhiều góc cạnh, đó là lý do tại sao dân cư vùng LanBiang tăng nhanh vượt mức so với quy hoạch giai đoạn 2015-2020 và dự báo tăng nhanh nữa trong thời gian tới.</p> <p style="text-align:justify">Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội vùng LangBiang (huyện Lạc Dương) còn những hạn chế nhất định, tác động đến cảnh quan môi trường vùng LangBiang mà Lạc Dương cần quan tâm khắc phục. Đó là: Cảnh quan sinh thái xuống cấp nhanh so với 5 năm trước, do việc san gạt đất quá mức (diện tích mặt bằng và độ dốc san gạt) để sản xuất nông nghiệp, tạo xói mòn đất, mất cảnh quan núi đồi hòa quyện với hệ sinh thái rừng, đặc biệt, dọc theo QL 27C gây phản cảm với du khách. Việc lấn chiếm và nắn lòng suối, lấn lòng hồ để sản xuất nông nghiệp, song vẫn cấp quyền sử dụng đất vừa làm mất cảnh quan môi trường tự nhiên vừa gây ô nhiễm nguồn nước. Lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp sản xuất nông nghiệp trái phép diễn ra nhanh, gây tổn thương đến hệ sinh thái rừng và không thể sản xuất có chứng nhận, đặc biệt, không thể chứng nhận nông sản hữu cơ, do nông sản có được là do có nguồn gốc từ phá rừng mà có, đây là vấn đề cực kỳ nhạy cảm nông sản không thể tham gia chuỗi giá trị toàn cầu mà nông dân và doanh nghiệp cần lưu ý...</p> <p style="text-align:justify">Để bảo vệ cảnh quan môi trường vùng LangBiang bền vững trong tương lai, cần tập trung đồng bộ các giải pháp:</p> <p style="text-align:justify">Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng, đây là nhiệm vụ thường xuyên liên tục, bởi vì LangBiang là thượng nguồn sinh thủy hàng tỷ năm qua cung cấp nước không chỉ cho Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông Nam Bộ Việt Nam mà còn là lưu vực sông Sepôk chảy vào sông Mekong; công tác quản lý, bảo vệ rừng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội không chỉ riêng tỉnh Lâm Đồng mà còn các tỉnh Nam Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và gián tiếp điều hòa nước ngọt cho 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long;</p> <p style="text-align:justify">Làm tốt và thật tốt công tác tuyên truyền cho Nhân dân trong việc bảo vệ cảnh quan môi trường vùng LangBiang; bởi đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho vùng LangBiang hàng tỷ năm qua;</p> <p style="text-align:justify">Xử lý dứt điểm việc lấn chiếm đất lâm nghiệp làm nhà kính sản xuất nông nghiệp theo tinh thần chỉ đạo của tỉnh; đồng thời, có lộ trình giảm dần diện tích nhà kính ở trung tâm thị trấn Lạc Dương, chuyển dần sang trồng cây không nhà kính song vẫn có thu nhập cao để tạo mảng xanh, canh tác nông nghiệp bền vững;</p> <p style="text-align:justify">Quản lý chặt chẽ việc san gạt đất trồng cây cà phê sang trồng rau, hoa quá ồ ạt trong 5 năm trở lại đây làm mất cảnh quan ngàn đời mà cần chuyển sang canh tác nông nghiệp cảnh quan bền vững;</p> <p style="text-align:justify">Tăng cường hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học để có điều kiện nâng cao năng lực bảo vệ hệ sinh thái rừng, phát triển đa dạng sinh học và khai thác tối ưu nhất các tiêu chí của UNESCO đối với Khu Dự trữ sinh quyển thế giới LangBiang; đồng thời, phát triển các mô hình nông nghiệp cảnh quan bền vững trong những năm tới...</p> <p style="text-align:justify">Qua phân tích nêu trên cho thấy đã xác định rõ các hạn chế tồn tại về bảo vệ cảnh quan môi trường của vùng LangBiang trong thời gian qua; trên cơ cở đó cần triển khai các giải pháp trong thời gian tới một cách khoa học, đồng bộ và hiệu quả thì chắc chắn vùng LangBiang sẽ phát triển bền vững trong tương lai. Khi đó, LangBiang sẽ trở thành vùng đất đáng sống đối với cư dân cả nước và thích ứng trong điều kiện dịch bệnh và biến đổi khí hậu toàn cầu.</p> <p style="text-align:justify"> </p> <p style="text-align:justify"><em><strong>PHẠM S -Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng</strong></em></p>
>