My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Để tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP trong và ngoài nước, Lâm Đồng xác định các nhóm giải pháp gắn sản xuất nông nghiệp hàng hóa với tăng cường xúc tiến thương mại, nhằm nâng cao giá trị gia tăng theo từng chuỗi liên kết trên địa bàn.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">Để tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP trong và ngoài nước, Lâm Đồng xác định các nhóm giải pháp gắn sản xuất nông nghiệp hàng hóa với tăng cường xúc tiến thương mại, nhằm nâng cao giá trị gia tăng theo từng chuỗi liên kết trên địa bàn. </p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220614164359images2459853_t3.jpg" /></p> <p style="text-align:center"><em>Sản phẩm OCOP Lâm Đồng luôn tạo dấu ấn đặc biệt đối với khách hàng tại các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước</em></p> <p style="text-align:justify"><strong>• ĐA DẠNG HÌNH THỨC KẾT NỐI THỊ TRƯỜNG</strong></p> <p style="text-align:justify">Theo ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, tính đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có 155 sản phẩm xếp hạng OCOP với 93 chủ thể tham gia chương trình. Trong đó có 9 sản phẩm 5 sao, 79 sản phẩm 4 sao và 67 sản phẩm 3 sao thuộc các nhóm thảo dược, thực phẩm, đồ uống, trang trí, nội thất, vải, may mặc...</p> <p style="text-align:justify">Cơ cấu chủ thể gồm: Doanh nghiệp (52 chủ thể); hợp tác xã (21 chủ thể); cơ sở, hộ cá thể, trang trại (16 chủ thể); tổ hợp tác (4 chủ thể). Riêng trong năm 2021, Hội đồng đánh giá, công nhận và phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Lâm Đồng đã công nhận 39 sản phẩm 3 sao, 4 sao của 26 chủ thể trên địa bàn. Đặc biệt Hội đồng đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, công nhận sản phẩm 2 sản phẩm OCOP 5 sao của Lâm Đồng. </p> <p style="text-align:justify">Những sản phẩm OCOP nói trên đã được ngành Nông nghiệp Lâm Đồng tổ chức thường xuyên và đa dạng các hình thức xúc tiến thương mại, kết nối rộng rãi với người tiêu dùng. Cụ thể đã đưa đoàn các hiệp hội, doanh nghiệp, các chủ thể OCOP Lâm Đồng tham dự “Diễn đàn kết nối doanh nghiệp kiều bào, thúc đẩy thương mại và đầu tư ngành Nông nghiệp” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban quốc gia người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức; lựa chọn, giới thiệu 50 sản phẩm OCOP chủ lực Lâm Đồng liên kết tiêu thụ tại tỉnh Phú Thọ; thông qua các hoạt động hợp tác với các cơ quan đại diện ngoại giao, các hãng hàng không, tập đoàn lữ hành, khách sạn, các sự kiện lễ hội để quảng bá sản phẩm OCOP Lâm Đồng. </p> <p style="text-align:justify">Đáng kể, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đã hướng dẫn 155 chủ thể OCOP chủ động tham gia kênh bán hàng thương mại trên ứng dụng mua sắm trực tuyến như: Sendo của FPT; Voso của Viettel Post; Postmart của VnPost; Tiki-BigC/GO; Shopee và Lazada. Đồng thời, triển khai Chương trình phối hợp với Bưu điện tỉnh Quảng bá sản phẩm OCOP Lâm Đồng trên sàn thương mại điện tử PortMart; cập thông tin 155 sản phẩm OCOP Lâm Đồng lên trang hệ thống quản lý - giám sát sản phẩm OCOP quốc gia. </p> <p style="text-align:justify">Với thị trường nội tỉnh, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đã hỗ trợ xây dựng 5 điểm bán sản phẩm OCOP tại huyện Đạ Huoai, huyện Di Linh và thành phố Đà Lạt.</p> <p style="text-align:justify"><strong>• GẮN SẢN XUẤT VỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM OCOP</strong></p> <p style="text-align:justify">Theo Ban Chỉ đạo xúc tiến thị trường nông sản gắn với phát triển sản phẩm OCOP Lâm Đồng, để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh cho sản phẩm OCOP thuộc các nhóm nông sản chủ lực cần tập trung chuyển đổi các cây trồng lợi thế để khuyến khích các hợp tác xã, hộ kinh doanh áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP, 4C, UTZ, Halal, Oganic… Qua đó đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói truy xuất nguồn gốc đảm bảo an toàn thực phẩm. </p> <p style="text-align:justify">Bên cạnh đó, khuyến khích hoạt động sơ chế, chế biến gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh Lâm Đồng, phấn đấu đạt 70% tổng sản lượng nông sản sơ chế, chế biến trước khi xuất bán. Ngoài ra, xây dựng mới 20 chuỗi liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ; nhân rộng các mô hình trung tâm sau thu hoạch, mỗi huyện, thành phố có ít nhất từ 4-5 cơ sở thu gom, sơ chế, bảo quản nông sản; triển khai dự án chế biến rau, củ, quả tại Khu Công nghiệp Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc; khai thác, sử dụng có hiệu quả thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Phấn đấu trong năm 2022 có thêm ít nhất 24 sản phẩm được xếp hạng OCOP cấp tỉnh, trong đó có 2 sản phẩm OCOP được công nhận cấp quốc gia. </p> <p style="text-align:justify">Để hàng hóa OCOP mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu, Lâm Đồng đã thông qua kế hoạch đa dạng hóa hình thức xúc tiến thương mại, nhân rộng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại khu du lịch và khu vực dừng chân dọc quốc lộ. Đồng thời, tăng cường hoạt động hợp tác liên kết với các doanh nghiệp lớn trong nước để mở rộng thị trường tiêu thụ của nông sản OCOP Lâm Đồng như: hệ thống Vinmart, Bách hoá xanh, Tập đoàn Quế Lâm... </p> <p style="text-align:justify">“Kế hoạch trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo xúc tiến thị trường nông sản gắn với phát triển sản phẩm OCOP Lâm Đồng chủ động làm việc với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước có ký kết Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. Qua đó tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới và cung cấp thông tin về các doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu nông sản của một số thị trường trên thế giới...”, Ban Chỉ đạo xúc tiến thị trường nông sản gắn với phát triển sản phẩm OCOP Lâm Đồng cho biết. </p> <p style="text-align:justify"><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>