My Profile
Đăng xuất
Tạo mới tin bài
Danh mục
Tin bài
Cập nhật
Nhập thông tin bài đăng
Thể loại
Số hiệu
Hình thức văn bản
Tác giả
Ngày đăng
Tiêu đề
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Attachment Name
Attachment 1 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 2 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 3 (pdf/doc/...)
Chọn File
Attachment 4 (pdf/doc/...)
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Hình ảnh
Chọn File
Mô tả ngắn
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
“Đẩy nhanh cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao tỉ trọng ngành công nghiệp”. Và, “phát triển công nghiệp có chọn lọc” mà trong đó “ưu tiên phát triển ngành Công nghiệp có lợi thế cạnh tranh theo hướng hiện đại, bền vững”. Đó là một trong số mục tiêu chung cơ bản mà Lâm Đồng hướng tới trong năm, mười năm tới.
Nội dung
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tiếng Nhật
<p style="text-align:justify">“Đẩy nhanh cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao tỉ trọng ngành công nghiệp”. Và, “phát triển công nghiệp có chọn lọc” mà trong đó “ưu tiên phát triển ngành Công nghiệp có lợi thế cạnh tranh theo hướng hiện đại, bền vững”. Đó là một trong số mục tiêu chung cơ bản mà Lâm Đồng hướng tới trong năm, mười năm tới. </p> <p style="text-align:justify"><strong>Bài 1: 10 năm nhìn lại</strong></p> <p style="text-align:justify">Nhìn lại 10 năm phát triển ngành công nghiệp của tỉnh, bên cạnh những kết quả tích cực như góp phần phát triển kinh tế của địa phương, nhưng tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế còn thấp. </p> <p style="text-align:justify"><img alt="" src="https://dalat-info.gov.vn:444/uploads/20220624083319images2462082_T3b.jpg" /></p> <p style="text-align:center"><em>Công ty Sợi lông cừu Đà Lạt góp phần làm tăng tỉ trọng ngành Công nghiệp. Ảnh: Hoàng Sa</em></p> <p style="text-align:justify">Cách đây hơn 10 năm, Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành Nghị quyết số 03 về “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015” và tiếp tục được các cấp chính quyền, sở, ngành triển khai thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020. </p> <p style="text-align:justify"><strong>• TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP TRÊN 2 CON SỐ</strong></p> <p style="text-align:justify">Qua số liệu thống kê cho thấy, toàn tỉnh hiện có 8.638 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp. Theo đó, ngành Công nghiệp nói chung và ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng phát triển đúng hướng, khai thác có hiệu quả lợi thế tiềm năng của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế của địa phương và tăng tỉ trọng ngành Công nghiệp. Cũng cần nói thêm, hiện Lâm Đồng có 2 khu công nghiệp và 7 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút 121 dự án đầu tư, trong đó có 28 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). </p> <p style="text-align:justify">Từ thu hút dự án và năng lực sản xuất của các cơ sở, doanh nghiệp đã mang đến kết quả tăng trưởng khá đối với ngành Công nghiệp Lâm Đồng trong vòng 10 năm qua. </p> <p style="text-align:justify">Theo đánh giá mới đây của Tỉnh ủy Lâm Đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP khu vực công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2011 - 2015 đạt 22,5% và đạt 10,2% trong giai đoạn 2016 - 2020. Vì vậy, tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục được cải thiện theo hướng tích cực. Cụ thể, đến năm 2015, giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - theo giá cố định năm 1994 - tăng 2,8 lần so với năm 2010 và đến năm 2020, giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - theo giá so sánh năm 2010 - tăng gấp 1,62 lần so với năm 2015. Riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng trưởng 9%. </p> <p style="text-align:justify">Mặt khác, kim ngạch xuất khẩu tính đến năm 2020 đạt 708,5 triệu USD, tăng gấp 1,68 lần so với năm 2015 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này 11%/năm. Các sản phẩm được xuất tới hơn 40 quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, sản phẩm sơ chế, chế biến đạt 45%, chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Lâm Đồng. “Thương hiệu sản phẩm công nghiệp chế biến của tỉnh khẳng định được vị trí trên thị trường trong và ngoài nước; một số nông sản chế biến sâu có giá trị gia tăng lớn, chất lượng cao tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu” - Tỉnh ủy Lâm Đồng nhận định. Bên cạnh đó, tiểu thủ công nghiệp phát triển gắn với ngành Du lịch và tham gia xây dựng nông thôn mới; ngành Chế biến tơ tằm được khôi phục và phát triển; nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống tiếp tục được duy trì phát triển. </p> <p style="text-align:justify"><strong>• CHIẾM TỶ TRỌNG THẤP TRONG GRDP</strong></p> <p style="text-align:justify">Mặc dù đạt kết quả khá về mức độ tăng trưởng cũng như giá trị ngành Công nghiệp tăng so với các giai đoạn trước, nhất là trung bình năm xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng 11%; song nhìn vào thực tế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Theo đánh giá, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tuy có bước phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của địa phương. Tỉ trọng công nghiệp trong GRDP còn thấp mà cụ thể ở đây chiếm 19,64% trong cơ cấu kinh tế, trong đó đáng chú ý công nghiệp chỉ chiếm 12,96%. Mặt khác, công nghiệp chế biến, chế tạo được đặt trong mối “ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển” nhưng phát triển chậm, chưa khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai và phần lớn là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ.</p> <p style="text-align:justify">Bên cạnh đó, một số sản phẩm có mức tăng trưởng bình quân giai đoạn sau thấp hơn giai đoạn trước, đơn cử như chè chế biến, sợi tơ tằm, lụa tơ tằm… Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu sơ chế hoặc chế biến một phần nên giá trị gia tăng thấp. Năng suất lao động , khả năng đổi mới sáng tạo và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến, chế tạo còn hạn chế. Một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chưa đa dạng mẫu mã, chất lượng, thiếu lao động có tay nghề cao. Đặc biệt, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của địa phương còn “khiêm tốn” và nguồn đầu tư cho phát triển ngành Công nghiệp còn hạn chế - trừ lĩnh vực năng lượng.</p> <p style="text-align:justify">Những tồn tại, hạn chế nêu trên được Tỉnh ủy Lâm Đồng chỉ ra nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan mang lại. Đầu tiên là Lâm Đồng có khoảng cách khá xa với các cảng biển, trung tâm kinh tế lớn và thị trường tiêu thụ. Trong khi đó, hạ tầng giao thông đối ngoại, đối nội được cải thiện nhưng chưa phát triển đồng bộ, dẫn tới chi phí vận chuyển chiếm tỉ lệ khá cao trong giá thành sản phẩm. Kế đến là công tác quản lý nhà nước về công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển, nhất là phát triển ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo. Còn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phần lớn có quy mô nhỏ, siêu nhỏ; đã vậy một số doanh nghiệp chưa chủ động xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, bền vững. Công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp còn đơn lẻ, chưa mang tính hệ thống, lúng túng trong việc liên kết chuỗi giá trị để hỗ trợ cùng phát triển… Cuối cùng, chính sách khuyến khích hỗ trợ thúc đẩy lĩnh vực chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng chưa được triển khai kịp thời; kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. </p> <p style="text-align:justify">(CÒN NỮA)</p> <p style="text-align:justify"><em><strong>http://baolamdong.vn/</strong></em></p>
>