Hỗ trợ khách du lịch
0263 372 5555
Đường dây nóng
0263 396 9798
Hòm thư
duongdaynong@lamdong.gov.vn
Địa chỉ
36 Trần Phú - Phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

HỘI NGHỊ HỘI ĐỒNG ĐIỀU PHỐI VÙNG TÂY NGUYÊN LẦN THỨ 3: Nhiều vấn đề đặt ra cho vùng Tây Nguyên

  • 24/06/2024
  • s 09:44

(LĐ online) - Ngày 23/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng Nguyễn Thái Học chủ trì Hội nghị Hội đồng Điều phối vùng Tây Nguyên.

Các đồng chí chủ trì Hội nghị

Các đồng chí chủ trì Hội nghị

Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh vùng Tây Nguyên; uỷ viên điều phối vùng, các chuyên gia, nhà khoa học và các nhà đầu tư đóng chân trên địa bàn Tây Nguyên…

Ngày 6/10/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 15/11/2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Thái Học phát biểu tại Hội nghị

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Thái Học phát biểu tại Hội nghị

Ngay sau khi Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ được ban hành, các bộ, ngành và địa phương trong vùng Tây Nguyên đã tổ chức nghiên cứu, học tập và quán triệt, tăng cường nhận thức về mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, chủ trương chính sách, vai trò, vị trí chiến lược của vùng, nhất là về kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và quốc phòng, an ninh. Từ đó, đổi mới về tư duy phát triển, tạo đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức và hành động phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và vùng.

Các đại biểu dự Hội nghị

Các đại biểu dự Hội nghị

Tại Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra 20 chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội và môi trường, 23 nhiệm vụ và 9 dự án quan trọng, liên kết vùng cần thực hiện đến năm 2030. Đến nay, đã hoàn thành 10/23 nhiệm vụ; các nhiệm vụ còn lại: Quy hoạch vùng Tây Nguyên và Quy hoạch tỉnh trong vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thành lập Hội đồng Điều phối vùng; Đề án tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội trên hướng chiến lược trọng điểm của Tổ quốc; Quyết định về Chương trình công nghệ bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản và cơ giới hóa nông nghiệp giai đoạn đến năm 2030; Đề án thí điểm về cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu; Chương trình phát triển sâm Ngọc Linh; Đề án phát triển chăn nuôi gia súc bảo đảm môi trường và gắn với công nghiệp chế biến; Đề án "Tăng cường thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ phát triển và lưu trữ năng lượng tái tạo vùng Tây Nguyên"; Đề án "Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"; Đề án xây dựng thể chế, cơ chế tổ chức điều phối, liên kết phát triển vùng, tiểu vùng; Đề án tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội trên hướng chiến lược trọng điểm của Tổ quốc…

 

Đại diện lãnh đạo sở, ngành tỉnh Lâm Đồng dự Hội nghị

Đại diện lãnh đạo sở, ngành, địa phương của tỉnh Lâm Đồng dự Hội nghị

Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 152/NQ-CP của Chính phủ đã được các bộ, ngành Trung ương và Đảng bộ, chính quyền, nhân dân 5 địa phương trong vùng nghiêm túc nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện, qua đó đã phát huy cao độ vai trò lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của xã hội, sự tham gia tích cực của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện Nghị quyết.

Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn báo cáo tại Hội nghị

Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn báo cáo tại Hội nghị

Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết, nhận thức của các cấp, các ngành, nhất là các địa phương trong vùng ngày càng được nâng cao; nhiều điểm nghẽn đối với phát triển dần được khơi thông, tiềm năng, lợi thế của vùng và từng địa phương trong vùng đang được phát huy; đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực; Tư duy về liên kết vùng dần được đổi mới, đã hình thành cơ chế điều phối vùng; ban hành hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - xã hội để đề ra các cơ chế, chính sách phù hợp đối với vùng; Các đề án, nhiệm vụ đang triển khai hoặc đã có kết quả cụ thể, đóng góp chung vào sự phát triển của vùng như: Đã khởi công một số công trình kết cấu hạ tầng quan trọng, có tính liên kết vùng; ban hành và triển khai nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù để tạo đột phá cần thiết cho vùng. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Võ Ngọc Hiệp báo cáo tại Hội nghị

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Võ Ngọc Hiệp báo cáo tại Hội nghị

Đã hoàn thành công tác quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; nguồn vốn ngân sách nhà nước đã tập trung đầu tư, nhất là nghiên cứu đầu xây dựng tư hạ tầng giao thông, đường cao tốc, sân bay cho hạ tầng vùng; quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của các địa phương trong vùng được giữ vững ổn định; công tác đối ngoại được quan tâm, mở rộng cả về đối tác và nội dung hợp tác, trong đó chú trọng đối ngoại kinh tế, xúc tiến thu hút đầu tư; kinh tế - xã hội từng bước phát triển ổn định đã chứng minh tính đúng đắn của Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của vùng còn thấp so mục tiêu, phát triển kinh tế chưa có nhiều chuyển biến, chưa có tính đột phá; hệ thống thông tin kết nối chưa đồng bộ, nguồn nhân lực chưa được huy động và sử dụng hiệu quả, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, đời sống, thu nhập của người dân trong vùng còn nhiều khó khăn, chậm được cải thiện…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Võ Văn Cảnh báo cáo tại Hội nghị

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Võ Văn Cảnh báo cáo tại Hội nghị

Tại Hội nghị, lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên đã báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 15/11/2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp báo cáo tại Hội nghị

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp báo cáo tại Hội nghị

Trong đó, tỉnh Lâm Đồng đề xuất tháo gỡ khó khăn trong chồng lấn quy hoạch khai thác khoáng sản; hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án cao tốc; nâng cấp tuyến Quốc lộ 27 kết nối với các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận; đồng ý với 10 chính sách nằm trong quy chế đặc thù. Tỉnh Đắk Lắk trao đổi những nội dung đã làm từ khi có Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045... 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Văn Chiến báo cáo tại Hội nghị

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Văn Chiến báo cáo tại Hội nghị

Tỉnh Kon Tum mong muốn các địa phương được tham gia xây dựng cơ chế đặc thù để hạn chế các bất cập; thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; bổ sung kinh phí làm đường; phê duyệt quy hoạch Khu du lịch Măng Đen… Tỉnh Gia Lai, đề nghị có cơ chế đầu tư đường quốc tế Pleiku; giao thông kết nối còn vướng mắc về nguồn vốn và cơ chế; dùng tiền của ngân sách địa phương để thực hiện nhiệm vụ trung ương; sửa đổi nghị định về y tế…; cơ chế phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế rừng… Tỉnh Đắk Nông kiến nghị về việc chồng lấn quy hoạch khai thác khoáng sản; quy hoạch sử dụng đất…

Tại Hội nghị, đại diện các bộ, ngành Trung ương đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực đối với sự phát triển của vùng Tây Nguyên.

Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng – Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam: Các tỉnh Tây nguyên cần bám sát các nội dung của Nghị quyết 23; làm tốt nhân sự của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh góp phần nâng cao các hoạt động quân sự quốc phòng…

Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam: Các tỉnh Tây Nguyên cần bám sát các nội dung của Nghị quyết 23; làm tốt nhân sự của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh góp phần nâng cao các hoạt động quân sự quốc phòng…

Trung tướng Lê Quốc Hùng - Thứ trưởng Bộ Công an, cho biết: Điểm hiệu quả của Ban Điều phối là hoàn thiện thể chế để tháo gỡ khó khăn vướng mắc; Ban điều hành đã đi đúng hướng mà Nghị quyết 23 đề ra… Mặc dù đã làm tốt nhiều nội dung, nhưng đối với vùng Tây Nguyên phát triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng với tiềm năng, kỳ vọng; hệ thống chính trị cơ sở ở một số nơi chưa vững chắc, chưa được củng cố, kiện toàn; chưa làm tốt công tác an sinh xã hội…; các thể lực thù địch tìm cách gây mâu thuẫn, chia rẽ… 

Thứ trưởng Bộ Công an đề xuất các tỉnh Tây Nguyên kiện toàn hệ thống chính trị, tăng cường năng lực điều hành của hệ thống chính quyền; không để các thế lực kích động người dân vấn đề mất đất – đòi lại đất; rà soát để tránh các vấn đề chồng lấn và xung đột trong trong quy hoạch, quy hoạch ngành, quy hoạch lĩnh vực…; tăng cường tinh thần đoàn kết, liên thông trong Vùng Tây Nguyên.

Trung tướng Lê Quốc Hùng - Thứ trưởng Bộ Công an, cho rằng, Tây Nguyên cần kiện toàn hệ thống chính trị, tăng cường năng lực điều hành của hệ thống chính quyền; không để các thế lực kích động người dân; rà soát để tránh các vấn đề chồng lấn và xung đột trong trong quy hoạch, quy hoạch ngành, quy hoạch lĩnh vực…; tăng cường tinh thần đoàn kết, liên thông trong vùng.

Ông Trần Quý Kiên - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tây Nguyên cần rà soát các phương án sử dụng đất, đất nông lâm trường do các bộ, ngành Trung ương quản lý… để giao lại cho địa phương… Quy hoạch 10 dự án bauxit đến năm 2030 là vượt khả năng thực hiện, trong khi bauxit không phải là khoáng sản quý và quỹ đất quy hoạch bauxit không được sử dụng cho các mục đích khác, vì vậy, cần rà soát lại…

Ông Trần Quý Kiên - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tây Nguyên cần rà soát các phương án sử dụng đất, đất nông lâm trường do các bộ, ngành Trung ương quản lý… để giao lại cho địa phương… Quy hoạch 10 dự án bauxit đến năm 2030 là vượt khả năng thực hiện, trong khi bauxit không phải là khoáng sản quý và quỹ đất quy hoạch bauxit không được sử dụng cho các mục đích khác, vì vậy, cần rà soát lại…

Ông Lê Anh Tuấn -  Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải: Quyết định 866 cho thấy có rất nhiều điểm chồng lấn về quy hoạch khoáng sản, cụ thể ởu Tây Nguyên là bauxit. Thực tế, chi phí để làm một con đường ở đắt hơn rất nhiều so với giá trị của việc khai thác bauxit trên con đường đó rồi đắp lại (trả lại mặt đường sau thời gian khai thác). Vì vậy, đề nghị các tỉnh Tây Nguyên rà soát, nếu thấy các dự án bauxit không khả thi thì đề xuất để Bộ báo cáo Thủ tướng… Đề xuất Chính phủ tăng cường nguồn lực thực hiện các dự án cao tốc…

Ông Lê Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải: Quyết định 866 cho thấy có rất nhiều điểm chồng lấn về quy hoạch khoáng sản, cụ thể ở Tây Nguyên là bauxit. Thực tế, chi phí để làm một con đường ở đắt hơn rất nhiều so với giá trị của việc khai thác bauxit trên con đường đó rồi đắp lại (trả lại mặt đường sau thời gian khai thác). Vì vậy, đề nghị các tỉnh Tây Nguyên rà soát, nếu thấy các dự án bauxit không khả thi thì đề xuất để Bộ báo cáo Thủ tướng… Đồng thời đề xuất Chính phủ tăng cường nguồn lực thực hiện các dự án cao tốc…

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Trần Duy Đông tiếp thu ý kiến đề xuất của các địa phương và các bộ; đồng thời, khẳng định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ ghi nhận và có kế hoạch trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn sắp tới; rà soát cơ chế chính sách đặc thù cho vùng…

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kết luận Hội nghị

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kết luận Hội nghị

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, cho biết: Thực hiện Nghị quyết 23 và Chương trình hành động của Chính phủ đã thống nhất được cơ chế làm việc với 10 nội dung. Nhưng Chính phủ mong muốn, có những việc các địa phương có thể làm được, như nhu cầu vốn để làm những dự án của địa phương, không cần chạy theo các chương trình truyền thống, kém hiệu quả… Tây Nguyên nên tập trung nguồn vốn trung hạn.

Hiện nay, Tây Nguyên cũng như các vùng khác, đang vướng về thể chế rất lớn, mà điển hình là quy hoạch bauxit ở Tây Nguyên. Ngoài ra, còn là công tác cán bộ, công tác chuyển đổi số… Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch - Đầu tư tiếp thu ý kiến của các địa phương, bộ, ngành và nghiên cứu hướng xử lý…

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ 2 về quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được tổ chức ngày 30/11/2023 tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ nhất được tổ chức tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng ngày 20/9/2023. Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên là tổ chức phối hợp liên ngành thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối, giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững vùng Tây Nguyên.

NGUYỄN NGHĨA - LÊ HOA