Ngày 29/12/2023 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1727/QĐ-TTg Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định số 1727/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bao gồm 12 chương, quy định, định hướng chi tiết phạm vi, ranh giới quy hoạch; quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển, các nhiệm vụ trọng tâm; phương hướng phát triển ngành quan trọng và phương án tổ chức hoạt động xã hội; phương án phát triển các vùng chức năng; phương án xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện; sơ đồ, bản đồ quy hoạch; tổ chức thực hiện quy hoạch...
Nhằm để bạn đọc gần xa quan tâm đến quá trình phát triển tỉnh Lâm Đồng trong tương lai với tầm nhìn dài hạn đến năm 2050, Chúng tôi xin tóm tắt những nội dung cơ bản của Quyết định số 1727/QĐ-TTg như sau:
I. Phạm vi, ranh giới quy hoạch tỉnh Lâm Đồng
Phạm vi quy hoạch tỉnh Lâm Đồng bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Lâm Đồng là 9.781,2 km2 gồm 12 huyện, thành phố.
- Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk.
- Phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.
- Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai.
- Phía Tây giáp tỉnh Bình Phước.
Tỉnh Lâm Đồng có tọa độ địa lý từ 11º12' đến 12º15' vĩ độ Bắc và 107º45' kinh độ Đông, thuộc vùng Tây Nguyên.
II. Quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển; các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển:
a) Phù hợp với định hướng, tầm nhìn phát triển đất nước, tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06 tháng 10 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch ngành quốc gia; Quy hoạch vùng Tây Nguyên; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các quy hoạch liên quan.
b) Phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển nhanh, bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp. Chú trọng bảo vệ, khôi phục, phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao đời sống, sinh kế của người dân gắn với rừng. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc, tài nguyên thiên nhiên và liên kết vùng. Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến nông sản; phát triển công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, alumin, nhôm và các sản phẩm từ nhôm.
c) Từng bước sắp xếp và tổ chức hợp lý không gian lãnh thổ, đẩy mạnh liên kết với vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên, khu vực duyên hải miền Trung, các trung tâm kinh tế lớn của cả nước và liên kết giữa các địa phương trong tỉnh. Lấy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng số làm động lực, tạo dư địa cho phát triển tỉnh. Quản lý và phát triển bền vững hệ thống đô thị, nông thôn.
d) Quản lý; khai thác, sử dụng và phát huy có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số và chuyển đổi số để phát triển nhanh và bền vững.
đ) Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường; Tăng cường quản lý tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu; chú trọng bảo vệ, khôi phục, phát triển rừng, nâng cao đời sống, sinh kế của người dân gắn với rừng; bảo đảm an ninh nguồn nước được bảo đảm. Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, duy trì ổn định; người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
2. Mục tiêu phát triển đến năm 2030:
- Lâm Đồng trở thành tỉnh phát triển khá toàn diện của cả nước; xây dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận thành trung tâm du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á, là trung tâm giáo dục, đổi mới sáng tạo.
- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả dựa trên công nghệ cao, chuyển đổi số và giá trị gia tăng cao.
- Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, hiện đại, hiệu quả cao, hữu cơ, hướng đến hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn; trở thành trung tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế.
- Phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, logistics dựa trên nền tảng số, chất lượng cao và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ.
- Ưu tiên phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, alumin, công nghiệp chế biến nhôm và các sản phẩm từ nhôm; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
- Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn; phát triển không gian đô thị hiệu quả, bền vững, hình thành các vùng kinh tế động lực, các trung tâm kinh tế, phát triển đô thị mới gắn với động lực, tiềm năng, thế mạnh từng vùng với tầm nhìn dài hạn, toàn diện, có tính chiến lược, tôn trọng quy luật thị trường và nguyên tắc phát triển bền vững; bảo đảm tính tầng bậc, liên tục, thống nhất, đầy đủ, tích hợp của hệ thống quy hoạch.
- Phát triển mạnh giáo dục, y tế và khoa học công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, theo hướng hiện đại; nâng cao vai trò văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc; đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội.
b) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể:
+ Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,5 - 9%/năm.
+ Cơ cấu kinh tế: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ lệ 29,5%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ 27,3%, khu vực dịch vụ chiếm tỷ lệ 43,2%.
+ GRDP bình quân đầu người đạt 170 triệu đồng/người.
+ Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội hàng năm chiếm khoảng 35 - 36% GRDP.
+ Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2030 đạt 59,3%.
+ Hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới vào năm 2025 (đạt 100% số xã).
+ Kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GRDP toàn tỉnh khoảng 85% vào năm 2030.
- Về xã hội:
+ Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 100%.
+ Đạt 32 giường bệnh/10.000 dân và 11 bác sỹ/10.000 dân.
+ Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều duy trì mức giảm ít nhất từ 1,0 - 1,5%; trong đó, hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 2,0 - 3,0%.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 32,1%, số lao động được tạo việc làm mới hằng năm 10.000 - 12.000 người/năm; tỷ lệ lao động thất nghiệp <1,2%.
- Về tài nguyên và môi trường:
+ Tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 55%.
+ Tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư đô thị đạt 100%.
+ Tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư ở nông thôn đạt 98% (Nước sạch đến năm 2030 đạt 65%, nước hợp vệ sinh đạt 98%).
- Về đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng:
+ Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt khoảng 59,3%.
+ Tỷ lệ chất thải khu công nghiệp được thu gom, xử lý đạt chuẩn đạt 100%; tỷ lệ chất thải rắn đô thị thu gom; xử lý đạt tiêu chuẩn đạt 100%.
+ Tỷ lệ nước thải từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các bệnh viện được xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường đạt 100%.
- Về quốc phòng, an ninh: Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Huy động nguồn lực để xây dựng, tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh của tỉnh. Xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, Nhân dân, có trình độ và sức mạnh tổng hợp, có khả năng sẵn sàng và sức chiến đấu cao, không để bị động, bất ngờ và xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống.
Tỉnh Lâm Đồng đạt các tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, xanh, thông minh, có bản sắc và đáng sống.
4. Các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển:
a) Nhiệm vụ trọng tâm:
- Tăng cường liên kết vùng, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng diện rộng. Sắp xếp, tái cấu trúc không gian lãnh thổ của tỉnh Lâm Đồng, hướng tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Xây dựng tỉnh Lâm Đồng trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò của tỉnh Lâm Đồng đối với vùng Tây Nguyên và cả nước.
- Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, trên cơ sở đổi mới mô hình tăng trưởng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tăng năng suất, đổi mới, sáng tạo hướng tới tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
- Phát triển văn hóa - xã hội và nguồn nhân lực; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân. Thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao trong các hoạt động kinh tế - xã hội và xây dựng chính quyền số; nâng cao hiệu quả quản trị công và cải cách thủ tục hành chính.
- Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý và bảo vệ rừng, sử dụng hiệu quả quỹ đất. Xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ các giá trị cốt lõi về thiên nhiên và lịch sử văn hóa, lập lại trật tự trong quản lý đô thị và nông thôn.
b) Đột phá phát triển:
- Đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với xây dựng, phát triển đô thị bền vững; hình thành các tổ hợp về du lịch, dịch vụ và công nghiệp, khai thác và sử dụng hiệu quả quỹ đất và các nguồn lực xã hội; tập trung hoàn thiện các tuyến giao thông kết nối, tăng cường liên kết với các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
- Tổ chức sắp xếp lại hợp lý không gian kinh tế - xã hội; phân vùng chức năng; quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững hệ thống đô thị gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao và kiểu mẫu.
- Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản lịch sử - văn hóa, thiên nhiên; bảo vệ môi trường; bảo vệ các quỹ đất rừng và nguồn nước, đặc biệt là các khu vực đầu nguồn của lưu vực sông; chủ động phòng, chống thiên tai và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
- Cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư các dự án sản xuất, kinh doanh lớn từ các thành phần kinh tế để tạo ra bước ngoặt chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, chuyển đổi số và kinh tế đô thị.
5. Phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội:
- Tiểu vùng I gắn với cao nguyên Lang Biang bao gồm: Đà Lạt (sáp nhập Lạc Dương) - Đức Trọng - Đơn Dương - Lâm Hà (thị trấn Nam Ban và các xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà). Đây là vùng trọng điểm, có vai trò là khu vực động lực phát triển của tỉnh, là trung tâm du lịch cao cấp quốc gia có ý nghĩa quốc tế. Trong đó: thành phố Đà Lạt là hạt nhân của vùng, huyện Đức Trọng san sẻ chức năng trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh với thành phố Đà Lạt.
- Tiểu vùng II gắn với cao nguyên Di Linh bao gồm: Di Linh - Đam Rông - Lâm Hà (thị trấn Đinh Văn, xã Đạ Đờn, Phú Sơn, Phi Tô, Tân Văn, Tân Hà, Liên Hà, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Tân Thanh). Trong đó, thị trấn Di Linh là hạt nhân của vùng. Đây là vùng sản xuất cây công nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp chế biến và dịch vụ du lịch; là vùng đệm sinh thái trung chuyển giữa tiểu vùng I và tiểu vùng II, trong đó đô thị Di Linh là trung tâm của vùng.
- Tiểu vùng III gắn với cao nguyên Bảo Lộc bao gồm: Bảo Lộc - Bảo Lâm - Đạ Huoai mới (Đạ Huoai - Đạ Tẻh - Cát Tiên hiện hữu). Trong đó, thành phố Bảo Lộc là hạt nhân của tiểu vùng. Đây là tiểu vùng kinh tế, động lực phía Tây Nam tỉnh, là đầu mối kết nối phát triển kinh tế - xã hội với các huyện trong tỉnh, khu vực Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và cả nước, là vùng trọng tâm của tỉnh về phát triển du lịch sinh thái cảnh quan rừng, du lịch hỗn hợp, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao, du lịch văn hóa, vui chơi giải trí có cá cược; phát triển ngành công nghiệp chế biến bauxit – alumin, nhôm và các sản phẩm từ nhôm, công nghiệp năng lượng, vùng sản xuất cây ăn trái, cây công nghiệp chất lượng cao như: điều, sầu riêng, cao su,…
b) 05 hành lang kinh tế:
- Hành lang kinh tế Đông - Tây: Cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) - Liên Khương (Lâm Đồng) (CT.25), Cao tốc Dầu Giây (Đồng Nai) - Liên Khương (Lâm Đồng) (CT.27); QL.20 - QL.27C, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Lâm Đồng - Khánh Hòa;
- Hành lang kinh tế Đông - Tây: Đường tỉnh 725.
- Hành lang kinh tế Bắc - Nam: QL.28, kết nối Đắk Nông - Di Linh (Lâm Đồng) - Bình Thuận.
- Hành lang kinh tế Bắc - Nam: QL.27, kết nối Đắk Lắk - Lâm Đồng - Ninh Thuận và QL 28B kết nối Lâm Đồng - Bình Thuận.
- Hành lang kinh tế Bắc - Nam: QL.55, kết nối Đắk Nông - Bảo Lộc (Lâm Đồng) - Bình Thuận và QL55B, Bình Phước - Lâm Đồng - Bình Thuận.
6. Các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển:
a) Nhiệm vụ trọng tâm:
- Tăng cường liên kết vùng, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng diện rộng. Sắp xếp, tái cấu trúc không gian lãnh thổ của tỉnh Lâm Đồng, hướng tới trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Xây dựng tỉnh Lâm Đồng trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò của tỉnh Lâm Đồng đối với vùng Tây Nguyên và cả nước.
- Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, trên cơ sở đổi mới mô hình tăng trưởng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tăng năng suất, đổi mới, sáng tạo hướng tới tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
- Phát triển văn hóa - xã hội và nguồn nhân lực; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân. Thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao trong các hoạt động kinh tế - xã hội và xây dựng chính quyền số; nâng cao hiệu quả quản trị công và cải cách thủ tục hành chính.
- Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý và bảo vệ rừng, sử dụng hiệu quả quỹ đất. Xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ các giá trị cốt lõi về thiên nhiên và lịch sử văn hóa, lập lại trật tự trong quản lý đô thị và nông thôn.
b) Đột phá phát triển:
- Đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với xây dựng, phát triển đô thị bền vững; hình thành các tổ hợp về du lịch, dịch vụ và công nghiệp, khai thác và sử dụng hiệu quả quỹ đất và các nguồn lực xã hội; tập trung hoàn thiện các tuyến giao thông kết nối, tăng cường liên kết với các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
- Tổ chức sắp xếp lại hợp lý không gian kinh tế - xã hội; phân vùng chức năng; quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững hệ thống đô thị gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao và kiểu mẫu.
- Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản lịch sử - văn hóa, thiên nhiên; bảo vệ môi trường; bảo vệ các quỹ đất rừng và nguồn nước, đặc biệt là các khu vực đầu nguồn của lưu vực sông; chủ động phòng, chống thiên tai và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
- Cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư các dự án sản xuất, kinh doanh lớn từ các thành phần kinh tế để tạo ra bước ngoặt chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, chuyển đổi số và kinh tế đô thị.
Nhằm triển khai Quyết định số 1727/QĐ-TTg trong thời gian qua tỉnh Lâm Đồng có nhiều định hướng truyền thông đa phương tiện; đồng thời UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã ban hành Kế hoạch số 956/KH-UBND ngày 25/01/2024 về việc Tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng. Căn cứ vào yêu cầu công tác, Lãnh đạo tỉnh sẽ chọn thời gian phù hợp tổ chức Lễ công bố này.
+ Cơ quan chủ trì tổ chức: UBND tỉnh Lâm Đồng.
+ Dự kiến thành phần, đại biểu mời tham dự: Khoảng 200 khách mời, bao gồm: Đại diện Lãnh đạo Chính phủ; Đại diện Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; đại diện Lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng; Giao thông vận tải; Tài nguyên và Môi trường, Công Thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lao động - Thương binh và Xã hội; Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông; Ngoại giao; Quốc phòng; Công an; Khoa học và Công nghệ; Y tế; Tài chính; Nội vụ; Ủy ban Dân tộc; đại diện các Vụ, Cục ở các cơ quan Trung ương; đại diện các địa phương trong vùng. Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và các sở, ban ngành; đại diện lãnh đạo các Tổ chức Chính trị - Xã hội tỉnh; lãnh đạo các địa phương trong tỉnh; các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đại diện Lãnh đạo các Trường Đại học, Cao đẳng, Trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Báo chí địa phương: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng và các cơ quan thông tấn, báo chí và đại diện Đơn vị liên danh tư vấn lập Quy hoạch tỉnh.
Có thể nói Quyết định số 1727/QĐ-TTg Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là quyết định với tầm nhìn dài hạn, có nhiều nội dung quan trọng mang tính đột phá trong bối cảnh toàn cầu hóa và thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu. Việc tổ chức triển khai quy hoạch có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với lộ trình và nội dung thực hiện hiệu quả nhằm để tỉnh Lâm Đồng đến năm 2050 đạt các tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, xanh, thông minh, có bản sắc và đáng sống.