Giá chè xuất khẩu bình quân trong tháng 8/2022 ước đạt 1.7810 USD/tấn, tăng 56% so với tháng 8/2021. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2022, giá chè xuất khẩu bình quân ước đạt 1.727,8 USD/tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Ước tính theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2022 xuất khẩu chè đạt 12 nghìn tấn, trị giá 21 triệu USD, giảm 4% về lượng, nhưng tăng 0,8% về trị giá so với tháng 7/2022; tăng 16% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với tháng 8/2021. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu chè ước đạt 78 nghìn tấn, trị giá 135 triệu USD, giảm 2,2% về lượng, nhưng tăng 1,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Giá chè xuất khẩu bình quân trong tháng 8/2022 ước đạt 1.7810 USD/tấn, tăng 56% so với tháng 8/2021. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2022, giá chè xuất khẩu bình quân ước đạt 1.727,8 USD/tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tình trạng giãn cách xã hội do dịch bệnh bùng phát vào thời điểm tháng 8/2021 khiến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của nhiều ngành hàng bị gián đoạn, trong đó có mặt hàng chè. Điều này dẫn tới lượng và trị giá xuất khẩu chè trong tháng 8/2021 ở mức thấp. Vì vậy, lượng và trị giá xuất khẩu chè trong tháng 8/2022 tăng rất mạnh so với tháng 8/2021, tuy nhiên vẫn giảm nhẹ về lượng, nhưng tăng về trị giá so với tháng 7/2022 do giá tăng.
rước đó, xuất khẩu chè trong tháng 7/2022 đạt 12,5 nghìn tấn, trị giá 21,2 triệu USD, tăng 8,7% về lượng và tăng 2,1% về trị giá so với tháng 7/2021. Giá chè xuất khẩu bình quân trong tháng 7/2022 đạt 1.695,4 USD/tấn, giảm 6,1% so với tháng 7/2021. Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu chè đạt 66,2 nghìn tấn, trị giá 113,7 triệu USD, giảm 4,9% về lượng và giảm 1,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021; Giá chè xuất khẩu bình quân đạt 1.718,1 USD/tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong cơ cấu chủng loại chè xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2022, chè xanh và chè đen là 2 chủng loại xuất khẩu chính, với lượng chiếm 89% tổng lượng chè xuất khẩu. Trong khi chè xanh xuất khẩu ghi nhận tốc độ tăng trưởng cả về lượng và trị giá, thì chủng loại chè đen xuất khẩu giảm mạnh, đạt 28 nghìn tấn, trị giá 41,2 triệu USD, giảm 15,3% về lượng và giảm 12,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, chủng loại chè ô long xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2022 chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng chè xuất khẩu, nhưng lượng và trị giá tăng rất mạnh, đạt 338 tấn, trị giá 1 1 triệu USD, tăng 69,7% về lượng và tăng 162,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá chè ô long xuất khẩu bình quân đạt 3.016,4 USD/tấn, tăng 54,9% so với cùng kỳ năm 2021. Chè ô long xuất khẩu tới thị trường Đài Loan và Trung Quốc, với lượng chiếm 97% tổng lượng chè ô long xuất khẩu.
Pakistan là thị trường xuất khẩu chè chính của Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm 2022, chè xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh cả về lượng và trị giá, đạt 26,2 nghìn tấn, trị giá 49,6 triệu USD, tăng 21,9% về lượng và tăng 17,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong khi đó, chè xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Iraq và Ấn Độ giảm mạnh trong 7 tháng đầu năm 2022. Chè xuất khẩu sang thị trường Đài Loan đạt 8,7 nghìn tấn, trị giá 14,8 triệu USD, giảm 16,3% về lượng và giảm 7,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Chè xuất khẩu tới thị trường Nga đạt 5,2 nghìn tấn, trị giá 9 triệu USD, giảm 30,9% về lượng và giảm 25,3% về trị giá; tới Trung Quốc đạt 3,4 nghìn tấn, trị giá 6,9 triệu USD, giảm 47,5% về lượng và giảm 31,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, xuất khẩu chè tới thị trường Hoa Kỳ, Malaysia và Ả rập Xê –út tăng rất mạnh trong 7 tháng đầu năm năm 2022. Tốc độ tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu chè sang các thị trường này cho thấy chè của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu khó tính của người tiêu dùng. Cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Việt Nam rất lớn, khi các thị trường này đều là thị trường nhập khẩu chè lớn trên toàn cầu.
Theo nguồn worldstopexports.com, trong năm 2021 Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu chè lớn thứ 2 thế giới sau Pakistan, đạt 531,8 triệu USD, chiếm 8,1% tổng trị giá nhập khẩu toàn thế giới; Ả rập Xê-út là thị trường nhập khẩu lớn thứ 10 trên thế giới, đạt 188,9 triệu USD, chiếm 2,9% tổng trị giá nhập khẩu toàn thế giới.
TTTTCN&TM