Hỗ trợ khách du lịch
0263 372 5555
Đường dây nóng
0263 396 9798
Hòm thư
duongdaynong@lamdong.gov.vn
Địa chỉ
36 Trần Phú - Phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

NHỮNG KỲ VỌNG LỚN LAO KHI ĐÀ LẠT TRỞ THÀNH DI SẢN THẾ GIỚI

  • 27/09/2023
  • s 14:29

Lịch sử về di sản thế giới

Một di sản thế giới do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (viết tắt là UNESCO) công nhận là địa điểm hoặc những địa điểm có chung đặc điểm. Các địa điểm này có thể là rừng, dãy núihồsa mạctòa nhàquần thể kiến trúc hay thành phố... do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận bởi những giá trị văn hóa hay giá trị thiên hoặc hỗn hợp cả văn hoá và thiên nhiên đặc biệt và quản lý bởi Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO.

Năm 1954, chính phủ Ai Cập quyết định xây dựng đập Aswan (đập Aswan trên), một sự kiện sẽ khiến một thung lũng có chứa những kho báu vô giá của Ai Cập cổ đại như các ngôi đền Abu Simbel bị nhấn chìm trong biển nướcUNESCO sau đó đã phát động một chiến dịch bảo vệ các di tích này trên toàn thế giới. Abu Simbel và ngôi đền Philae đã được tháo rời, di chuyển đến một vị trí cao hơn, và xếp lại với nhau từng khối đá một, trong khi ngôi đền Dendur đã được chuyển đến thành phố New York còn các đền thờ của Debod đã được chuyển đến Madrid.

Chi phí của dự án là 80 triệu USD, trong đó khoảng 40 triệu USD được vận động đóng góp từ 50 quốc gia. Dự án được coi là một thành công, và là nền tảng cho các chiến dịch bảo vệ khác, như Venice và vùng đầm phá ở Ý, tàn tích Mohenjo-daro ở Pakistan và đền Borobudur ở IndonesiaUNESCO sau đó thành lập Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế, cùng với một dự thảo quy ước bảo vệ di sản văn hóa chung của nhân loại trên thế giới.

Mỹ là quốc gia đầu tiên khởi xướng ý tưởng về bảo tồn văn hóa và thiên nhiên. Một hội nghị tại NhàTrắng vào năm 1965 nhằm bảo tồn các khu vực tự nhiên tuyệt đẹp trên thế giới, danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sửLiên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên tổ chức một hội nghị tương tự vào năm 1968 và vào năm 1972 tại hội nghị Liên hợp quốc về Con người và Môi trường tại Stockholm.

Theo Ủy ban Di sản thế giới, các nước ký kết được yêu cầu cung cấp dữ liệu và báo cáo định kỳ cho Ủy ban Di sản thế giới tổng quan về việc thực hiện của mỗi quốc gia tham gia Công ước Di sản thế giới và một "bản chụp hình ảnh" điều kiện hiện tại của các Di sản thế giới đã được công nhận. Một văn bản duy nhất được thống nhất giữa tất cả các quốc gia tham gia, và Công ước liên quan đến bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã được thông qua bởi Đại hội đồng UNESCO vào ngày 16 tháng 11 năm 1972.

 Theo Công ước Di sản thế giới thì di sản văn hóa thế giới là:

*Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình sự kết hợp giữa công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.

*Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân học.

Theo Công ước Di sản thế giới thì di sản thiên nhiên thế giới là:

*Các đặc điểm tự nhiên bao gồm các hoạt động sáng tạo hài hoà với thiên nhiên hoặc tính đa dạng sinh học hoặc các nhóm các hoạt động kiến tạo có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học.

*Các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới được xác định chính xác tạo thành một môi trường sống của các loài động thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn.

*Các địa điểm tự nhiên hoặc các vùng tự nhiên được phân định rõ ràng, có giá trị nổi bật toàn cầu về mặt khoa học, bảo tồn hoặc thẩm mỹ.

Theo Công ước Di sản thế giới thì di sản hỗn hợp  thế giới là:

Năm 1992Ủy ban Di sản thế giới đưa ra khái niệm di sản hỗn hợp hay còn gọi là di sản kép, cảnh quan văn hóa thế giới để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hóa và thiên nhiên của một số khu di sản. Một địa danh được công nhận là di sản thế giới hỗn hợp phải thỏa mãn ít nhất là một tiêu chí về di sản văn hóa và một tiêu chí về di sản thiên nhiên.

Từ  năm 1972 cho đến cuối năm 2004, có 6 tiêu chí cho di sản văn hóa và 4 tiêu chí cho di sản thiên nhiên riêng lẻ được xác định theo nhóm di sản thế giới. Đến năm 2005, điều này đã được sửa đổi để chỉ có một bộ 10 tiêu chí chung, trong đó 6 tiêu chí đầu thuộc về di sản văn hóa, còn các tiêu chí 7 đến 10 thuộc về di sản thiên nhiên.

Tiêu chí văn hóa

(I) Là một tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người.

(II)Thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại, trong một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn hoá của thế giới, về các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công nghệnghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô thị hoặc thiết kế cảnh quan.

(III) Là một bằng chứng độc đáo hoặc duy nhất hoặc ít ra cũng là một bằng chứng đặc biệt về một truyền thống văn hoá hay một nền văn minh đang tồn tại hoặc đã biến mất.

(IV) Là một điển hình nổi bật về một kiểu kiến trúc xây dựng hoặc một quần thể kiến trúc cảnh quan minh hoạ cho một hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại.

(V) Là một ví dụ tiêu biểu về sự định cư của con người hoặc một sự chiếm đóng lãnh thổ mang tính truyền thống và tiêu biểu cho một hoặc nhiều nền văn hóa, nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược được.

(VI) Gắn bó trực tiếp hoặc cụ thể với những sự kiện hoặc truyền thống sinh hoạt với các ý tưởng, hoặc các tín ngưỡng, các tác phẩm văn học nghệ thuật có ý nghĩa nổi bật toàn cầu. (tiêu chuẩn này chỉ duy nhất được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt và áp dụng đồng thời với các tiêu chuẩn khác)

Tiêu chí thiên nhiên

(VII) Chứa đựng các hiện tượng, địa điểm tự nhiên hết sức nổi bật hoặc các khu vực có vẻ đẹp tự nhiên độc đáo và tầm quan trọng về thẩm mỹ.

(VIII) Là những ví dụ nổi bật đại diện cho những giai đoạn lớn trong lịch sử của Trái Đất, trong đó có lịch sử về sự sống, các quá trình địa chất quan trọng đang tiếp diễn trong sự phát triển của các địa mạo, hoặc các đặc điểm quan trọng về địa chất hoặc địa lý tự nhiên.

(IX)Là những ví dụ tiêu biểu cho quá trình sinh thái và sinh học đang tiếp diễn trong quá trình tiến hoá và phát triển của các dạng địa hình, vùng nước ngọt, biển và ven biển và các quần xã động vật, thực vật.

(X) Là những nơi cư trú tự nhiên quan trọng nhất và tiêu biểu nhất, mang giá trị bảo tồn nguyên trạng sự đa dạng sinh học, trong đó có những môi trường sống chứa đựng những loài động vật hoặc thực vật đang bị đe dọa, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn.

Căn cứ vào yếu tố lịch sử, văn hoá và điều kiện địa lý Ủy ban Di sản Thế giới đã chia thế giới thành năm khu vực địa lý mà họ gọi là các khu vực: Châu Phi, các quốc gia Ả Rập, Châu Á và Thái Bình Dương, Châu Âu và Bắc Mỹ, Châu Mỹ Latinh và Caribe. Nga và các quốc gia Kavkaz được phân loại là châu Âu, trong khi Mexico và Caribe được phân loại là thuộc khu vực Mỹ Latinh và Caribe. Các khu vực địa lý của UNESCO cũng chú trọng nhiều hơn đến các hiệp hội hành chính hơn là các hiệp hội địa lý. Do đó, Đảo Gough , nằm ở Nam Đại Tây Dương, là một phần của khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ vì chính phủ Anh đã chỉ định địa điểm này.

Đến tháng 1 năm 2023 UNESCO đã công bố địa điểm di sản thế giới và các quốc gia có từ 15 di sản thế giới trở lên như sau:

Di sản thế giới ở Việt Nam

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư đến công tác bảo tồn và phát triển đối với các danh lam thắng cảnh, kiến trúc cảnh quan, giá trị văn hoá lịch sử các khu vực có tiềm năng đáp ứng các tiêu chí di sản thế giới… giao cho các bộ ngành và địa phương tổ chức điều tra cơ bản, lập hồ sơ trình UNESCO xem xét công nhận di sản thế giới, tuy nhiên hiện nay di sản thế giới của Việt Nam còn khiêm tốn. Đến tháng 8 năm 2023 Việt Nam đã có 8 di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới gồm:

* 2 Di sản thiên nhiên thế giới:

  1. Vịnh Hạ Long, được công nhận năm 1994 theo tiêu chí (VII) và năm 2000 theo tiêu chí (VIII).
  2. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 2003, là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí (VIII) và năm 2015 theo tiêu chí (IX), (X)

*5 Di sản văn hóa thế giới gồm:

  1. Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (IV).
  2. Phố cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (II) (V).
  3. Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (II) (III).
  4. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, năm 2010, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (II) (III) và (VI).
  5. Thành nhà Hồ, năm 2011, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (II) và (IV)

*1 Di sản thế giới hỗn hợp:

  1. Quần thể danh thắng Tràng An, năm 2014, theo các tiêu chí (VII) và (VIII) của một di sản thiên nhiên thế giới và tiêu chí (V) của một di sản văn hóa thế giới.

Những kỳ vọng lớn lao khi Đà Lạt trở thành di sản thế giới                                        

Với những kỳ vọng lớn lao về Đà lạt trở thành đô thị di sản thế giới, vào ngày 5/5/2023 Đồng Chí Trần Đức Quận, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng cùng các đồng chí trong Thường trực Tỉnh uỷ đã có cuộc làm việc với Đại sứ Phạm Sanh Châu - Phó Chủ tịch Trung tâm Á - Âu, Vương quốc Bỉ thống nhất việc xây dựng hồ sơ thành phố Đà Lạt trở thành Thành phố Di sản thế giới. Được sự thống nhất của Thường trực Tỉnh uỷ; ngày 31/7/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định số: 1460/QĐ-UBND Về việc thành lập ban chỉ đạo, ban soạn thảo đề xuất thành phố Đà Lạt trở thành thành phố di sản thế giới. Ban chỉ đạo gồm 12 thành viên, do ông Trần Văn Hiệp - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng làm trưởng ban; ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm phó trưởng ban thường trực. Ban sẽ chỉ đạo toàn diện các nhiệm vụ và vận động kinh phí thực hiện trong công tác đề xuất thành phố Đà Lạt trở thành thành phố di sản thế giới.

Ban soạn thảo gồm 22 thành viên, do ông Đặng Quang Tú - Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt làm trưởng ban; ông Võ Ngọc Trình - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt làm phó trưởng ban thường trực. Ban soạn thảo có chức năng giúp việc cho ban chỉ đạo trong công tác xây dựng hồ sơ; là cầu nối giữa ban chỉ đạo và đơn vị tư vấn; giao đơn vị có tư cách pháp nhân ký hợp đồng với đơn vị tư vấn lập hồ sơ đề xuất thành phố Đà Lạt trở thành thành phố di sản. UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao UBND thành phố Đà Lạt chủ trì, phối hợp cùng Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), các sở, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án, hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục có liên quan để đề xuất công nhận thành phố Đà Lạt trở thành thành phố di sản thế giới theo tiêu chí UNESCO.

Việc xây dựng hồ sơ thành phố Đà Lạt trở thành Thành phố Di sản là nội dung rất quan trọng, nhằm quảng bá hình ảnh đất nước và con người Đà Lạt, tăng hiệu quả khai thác di sản và phát triển du lịch trong tương lai, do đó việc xây dựng hồ sơ thành phố Đà Lạt trở thành Thành phố Di sản cần tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả. Qua nghiên cứu thực tế và xem xét quá trình hình thành và phát triển, đến thời điểm này các bên liên quan xác định Đà Lạt đáp ứng 2 tiêu chí về di sản văn hóa thế giới của UNESCO, đó là: (II) Thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại, trong một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn hoá của thế giới, về các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công nghệnghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô thị hoặc thiết kế cảnh quan; (IV) Là một điển hình nổi bật về một kiểu kiến trúc xây dựng hoặc một quần thể kiến trúc cảnh quan minh hoạ cho một hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại.

Với tinh thần khẩn trương và trách nhiệm cao, sáng ngày 18/8/2023, ban chỉ đạo đã có buổi làm việc nghe UBND thành phố Đà Lạt báo cáo về công tác chuẩn bị xây dựng hồ sơ thành phố Đà Lạt trở thành Thành phố Di sản thế giới; theo đó ban chỉ đạo đề nghị UBND thành phố Đà Lạt cần xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể: nội dung; việc gì, ai làm; làm như thế nào; kinh phí bao nhiêu, khi nào hoàn thành với chất lượng chuẩn nhất (không nhất thiết thực hiện theo trình tự thủ tục mà có thể lồng ghép triển khai thực hiện song song với các nhiệm vụ khác để đảm tiến độ kế hoạch đã đề ra). Quyết tâm hoàn thiện đầy đủ hồ sơ và các thủ tục có liên quan trình UNESCO công nhận để UBND tỉnh Lâm Đồng công bố với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế trong tháng 9/2025 nhân dịp chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XII ( nhiệm kỳ 2025-2030).

Cuộc họp của ban chỉ đạo sáng 18/8/2023

Có thể nói trong sự vô vàng, đa dạng và phong phú của thế giới đương đại, đô thị di sản thế giới nổi bật như những ngôi sao sáng, không chỉ là những bức tranh lịch sử đẹp đẽ, mà còn mang trong mình tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với việc bảo tồn kiến trúc, văn hóa, cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái và kích thích tư duy sáng tạo nhân loại. Với kỳ vọng lớn lao trong trương lai không xa Đà Lạt sẽ có tên trong bản đồ đô thị di sản thế giới cùng với giá trị văn hoá tường tồn mãi mãi với thời gian.

Khi bước chân vào một đô thị di sản thế giới, người ta như đang đặt chân vào một cuốn sách dày cộp về lịch sử và di sản. Những con đường mòn, những ngôi nhà cổ kính, những tòa tháp, đền chùa và nhà thờ đầy nguy nga, bí ẩn không chỉ đơn thuần là những công trình xây dựng, mà là những câu chuyện thăng trầm của nhân loại đã tồn tại với thời gian.

Những đô thị di sản thế giới không chỉ là những kho tàng về lịch sử và văn hóa của một quốc gia, mà còn đại diện cho sự phát triển toàn cầu của con người. Chúng là những điểm dừng chân của thời gian, chứa đựng cả những mất mát và những thành công của con người, từ những khoảnh khắc lu mờ đến những khoảnh khắc sáng lạn, tồn tại song hành cả thời gian và con người trên toàn cầu.

Với tầm quan trọng của mình, đô thị di sản thế giới không chỉ đơn thuần là những di tích lịch sử, mà là những mảng ghép vô cùng quan trọng trong bức tranh chung của nhân loại. Những kiệt tác kiến trúc, những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp và những không gian bảo tồn là những kho báu của con người, giữ vững ký ức và tạo nên độc đáo văn hóa của mỗi dân tộc.

Bên cạnh việc giữ gìn giá trị văn hóa, đô thị di sản thế giới còn có tầm ảnh hưởng lớn đối với môi trường và sự phát triển bền vững. Các chương trình bảo tồn và phục hồi trong các đô thị này không chỉ bảo vệ môi trường, mà còn khơi dậy ý thức về tầm quan trọng của sự cân bằng giữa con người và thiên nhiên.

Nhưng đô thị di sản thế giới cũng đặt ra những thách thức; việc bảo tồn và phát triển đô thị di sản thế giới đòi hỏi sự hợp tác và hiểu biết sâu rộng từ cộng đồng quốc tế. Chúng ta cần phải duy trì sự cân bằng giữa việc bảo vệ giá trị lịch sử và khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai. Đô thị di sản thế giới không chỉ là một kho tàng của quá khứ, mà còn là một nguồn cảm hứng, một tài liệu cho tương lai. Do đó khi một đô thị di sản thế giới được UNESCO công nhận không chỉ trách nhiệm của người dân địa phương mà còn trách nhiệm của nhân loại trên toàn thế giới cần tôn vinh và bảo vệ những nơi này, để chúng có thể tiếp tục kể câu chuyện về nhân loại, văn hóa và sự phát triển bền vững trong tương lai.

Đà Lạt được biết đến với kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà gỗ, những tòa lâu đài và biệt thự thuộc thời Pháp thuộc. Việc bảo tồn và khai thác kiến trúc này có thể tạo ra cơ hội phát triển mới, bằng cách khai thác bảo tồn và phát triển các công trình kiến trúc cổ và tổ chức các chương trình hướng dẫn du lịch để du khách trong và ngoài nước có thể khám phá và hiểu rõ hơn về giá trị lịch sử và văn hóa con người Đà Lạt. Đà Lạt là vùng đất rất đa dạng, phong phú với núi rừng hoang sơ, khí hậu mát mẻ, trong lành, cảnh sắc thiên nhiên đẹp diệu kỳ và khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang tạo nên sự đa dạng, trù phú cho vùng đất Đà Lạt. Sự kết hợp độc đáo đa dạng văn hóa đặc sắc, di sản kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và môi trường trong lành đã tạo nét riêng có đối với thành phố Đà Lạt đáp ứng các tiêu chí đô thị di sản thế giới. Đà Lạt đã xây dựng xong hồ sơ Đà Lạt trở thành thành phố sáng tạo toàn cầu theo tiêu chí UNESCO đang trình UNESCO thẩm định; dự kiến tháng 10/2023 UNESCO sẽ công nhận và UBND thành phố Đà Lạt sẽ tổ chức lễ công bố với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế vào tháng 12/2023 nhân kỷ niệm 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển; đó là năng lượng tích cực giúp cho chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố Đà Lạt tiếp tục xây dựng hồ sơ thành phố Đà Lạt trở thành Thành phố Di sản thế giới, đây là niềm tự hào không chỉ của người dân thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng mà còn là niềm vui chung của mọi người dân cả nước và bạn bè trên toàn thế giới.

Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng