Lamdongtv.vn - Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng phối hợp với UBND huyện Đức Trọng đã tổ chức Phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi tại xã Tân Hội năm 2024
Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng và huyện Đức Trọng cho biết Phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi được tổ chức nhằm tạo chuyển biến về ý thức trong nhân dân, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, tổ chức kinh tế - xã hội về việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; nâng cao vị thế của hàng Việt.
Với mục tiêu, tạo cơ hội giúp các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam chất lượng trong cả nước giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, hàng hóa với đến nhân dân trên địa bàn xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, đồng thời gắn kết doanh nghiệp với thị trường miền núi, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; góp phần loại bỏ, ngăn chặn tình trạng sản xuất loại hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, kém chất lượng hiện đang còn tồn tại trên thị trường nông thôn, miền núi; đồng thời góp phần bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp đến đây đều có sự chuẩn bị từ hàng hóa, chất lượng đến phục vụ, đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng. Phiên chợ được diễn ra trong thời gian 05 ngày, từ ngày 26 đến hết ngày 30/4/2024; với quy mô 24 gian hàng của 17 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh trong và ngoài tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu và kinh doanh các sản phẩm hàng Việt Nam, phục vụ tiêu dùng và sản xuất của nhân dân trên địa bàn huyện Lâm Hà nói chung, nhân dân xã Tân Hà nói riêng.
Chương trình đưa hàng Việt về miền núi ngoài việc kích cầu thị trường, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn và xuất khẩu giảm sút, còn là điều kiện cần thiết để người dân nắm bắt, được các doanh nghiệp tư vấn những thông tin cần thiết về sử dụng, bảo quản hàng hóa, cách phân biệt hàng giả, tiếp cận với các sản phẩm hàng Việt Nam phong phú về chủng loại, đảm bảo về chất lượng, có giá cả hợp lý phù hợp với thu nhập của người dân cũng như tạo ra sự tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và người dân khu vực nông thôn.
Giá cả hợp lý, mua mền trải trên nền cho mấy cháu ngồi cho đỡ lạnh, so với giá chợ thì rẻ hơn Sau phiên chợ này, các doanh nghiệp tiếp tục nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của nhân dân địa phương, tạo sự kết nối, mở rộng mạng lưới phân phối, đưa hàng hóa Việt Nam chất lượng đến từng địa bàn nông thôn.
Đây cũng là giải pháp kích cầu thị trường, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa đồng thời tạo thói quen sử dụng hàng Việt của nhân dân vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn./.