Hỗ trợ khách du lịch
0263 372 5555
Đường dây nóng
0263 396 9798
Hòm thư
duongdaynong@lamdong.gov.vn
Địa chỉ
36 Trần Phú - Phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Chính sách ưa đãi đầu tư trong lĩnh vực Khoa học Công nghệ

  • 31/12/2021
  • s 14:30

I. Nghị định 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ

1. Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

*  Mức và thời gian ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp:

a) Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hưởng ưu đãi miên, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 13/2019/NĐ- CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ, cụ thể: được miên thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.

b) Thời gian miên thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ được tính liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ thì năm đầu tiên tính thời gian miên thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.

c) Trong thời gian đang được ưu đãi miên thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu năm nào doanh nghiệp khoa học và công nghệ không đáp ứng điều kiện về doanh thu của các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tong doanh thu năm của doanh nghiệp thì năm đó doanh nghiệp khoa học và công nghệ không được hưởng ưu đãi và được tính trừ vào thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

d) Trường hợp doanh nghiệp khoa học và công nghệ đã có thu nhập chịu thuế nhưng thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh được miên thuế, giảm thuế của năm đầu tiên dưới 12 tháng thì doanh nghiệp khoa học và công nghệ được lựa chọn hưởng miên thuế, giảm thuế ngay trong năm đầu tiên đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được miên thuế, giảm thuế vào năm tiếp theo. Nếu doanh nghiệp đăng ký để miên thuế, giảm thuế vào năm tiếp theo thì phải xác định số thuế phải nộp của năm đầu tiên đã có thu nhập chịu thuế để nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định.

* Một số trường hợp áp dụng:

a) Trường hợp doanh nghiệp khoa học và công nghệ đã hoặc đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện ưu đãi khác (ngoài điều kiện ưu đãi doanh nghiệp khoa học và công nghệ) mà được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ thì thời gian miên thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện doanh nghiệp khoa học và công nghệ được xác định bằng thời gian miên thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ trừ đi thời gian miên thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đã hưởng theo điều kiện ưu đãi khác.

b) Trường hợp doanh nghiệp khoa học và công nghệ đang hoạt động và đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện doanh nghiệp khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền bố sung sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ vào Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ thì thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ bố sung được hưởng ưu đãi miên thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cùng với ưu đãi miên thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp khoa học và công nghệ đang được hưởng cho thời gian còn lại.

1.1. Thu nhập của doanh nghiệp khoa học và công nghệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cụ thể: được miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.

1.2. Doanh thu, thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định này. Doanh thu, thu nhập được tạo ra từ dịch vụ có ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin phải là doanh thu, thu nhập từ dịch vụ mới.

1.3. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ không được ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với năm tài chính không đáp ứng được điều kiện về doanh thu của sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu của doanh nghiệp.

1.4. Điều kiện, thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý thuế.

2. Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước

2.1. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai.

2.2. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tiếp nhận hồ sơ của người sử dụng đất theo quy định tại Điều 60 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/ 2014 của Chính phủ khi xác định diện tích đất được miễn, giảm cho mục đích khoa học và công nghệ. Thủ tục, hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước thực hiện theo quy định của pháp luật về tiền thuê đất và quản lý thuế.

3. Ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và sản xuất kinh doanh

3.1. Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ của doanh nghiệp khoa học và công nghệ được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

3.2. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tài trợ, cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay và bảo lãnh để vay vốn.

3.2.1. Cho vay không lấy lãi hoặc lãi suất thấp đối với các dự án khoa học và công nghệ:

a) Cho vay không lấy lãi gồm: các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tạo ra trong nước; ứng dụng công nghệ cao hoặc sản xuất sản phẩm công nghệ cao; tạo việc làm và thu nhập tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội;

b) Cho vay lãi suất thấp gồm các dự án đối mới công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và sức cạnh tranh cao;

c) Quỹ cho vay theo nguyên tắc có hoàn trả. Các đối tượng vay vốn phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Đúng đối tượng, theo các quy định hiện hành của Nhà nước và quy định này;

- Hồ sơ xin vay vốn được đánh giá, xét duyệt công khai, minh bạch;

- Quỹ cho vay để thực hiện dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ không thuộc các chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong kế hoạch của Nhà nước, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội đối với tỉnh và không được trùng lắp với các dự án đã được các Chương trình, Quỹ khác thuộc ngân sách nhà nước cho vay;

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng;

- Có khả năng tài chính để hoàn trả đầy đủ và đúng hạn vốn vay.

d) Mức vốn vay và thẩm quyền quyết định mức vốn vay trong phạm vi khả năng nguồn vốn cho phép của Quỹ, phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch thu - chi tài chính hàng năm đã được Hội đồng quản lý phê duyệt.

đ) Thời hạn cho vay phải phù hợp với khả năng nguồn vốn của Quỹ, điều kiện cụ thể của dự án vay vốn và khả năng trả nợ của người vay nhưng không quá 60 tháng. Trường hợp đặc biệt do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.

e) Lãi suất vay:

- Cho vay không lấy lãi đối với các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tạo ra trong nước; ứng dụng công nghệ cao hoặc sản xuất sản phẩm công nghệ cao; tạo việc làm và thu nhập tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội;

- Cho vay lãi suất bằng lãi suất vay tín dụng đầu tư của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong từng thời kỳ đối với các dự án quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;

- Hội đồng quản lý Quỹ quyết định cho vay không lấy lãi hoặc cho vay lãi suất thấp đối với từng dự án cụ thể trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ;

-Trường hợp cho vay lãi suất thấp được thực hiện từ nguồn vốn huy động ngoài ngân sách để thực hiện các dự án, chương trình khoa học công nghệ, mức lãi suất cho vay được Quỹ công bố tại từng thời điểm, căn cứ vào thỏa thuận giữa Quỹ và tố chức tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước cho vay ưu đãi;

- Mức lãi suất cho vay quy định tại điều này là lãi suất cố định trong suốt thời gian vay vốn thực hiện dự án.

g) Bảo đảm tiền vay:

- Quỹ cho vay trên cơ sở có tài sản bảo đảm bằng các hình thức cầm cố tài sản, thế chấp tài sản và các biện pháp đảm bảo khác nếu có theo quy định của pháp luật. Trình tự, thủ tục bảo đảm tiền vay, xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và các quy định pháp luật có liên quan;

- Trường hợp cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các dự án có tính chất đầu tư do Hội đồng quản lý Quỹ xem xét, quyết định.

h) Hàng năm, Quỹ được trích lập dự phòng rủi ro để xử lý bù đắp tốn thất rủi ro trong hoạt động cho vay. Mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro, xử lý rủi ro và thẩm quyền xử lý rủi ro thực hiện theo quy định của pháp luật.

3.2.2. Thực hiện bảo lãnh vốn vay cho các dự án khoa học và công nghệ:

a) Điều kiện để chủ dự án được bảo lãnh vốn vay:

- Dự án đã được tố chức tín dụng khác thẩm định cho vay và có văn bản yêu cầu bảo lãnh gửi Quỹ;

- Phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay, có tài sản đảm bảo bằng hình thức cầm cố, thế chấp được Quỹ chấp thuận;

b) Mức bảo lãnh và thẩm quyền quyết định mức bảo lãnh không vượt quá mức vốn vay.

c) Thời hạn bảo lãnh vốn vay được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn đã thỏa thuận giữa chủ dự án với tố chức tín dụng cho vay thực hiện dự án, nhưng không quá khung thời gian cho vay được quy định của Quỹ.

d) Chủ dự án được bảo lãnh vốn vay phải trả cho Quỹ một khoản phí bảo lãnh bằng phần trăm (%) trên tống số tiền đang bảo lãnh. Mức cụ thể theo hướng dân hiện hành của Bộ Tài chính.

3.2.3. Đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ có tài sản dùng đthế chấp theo quy định của pháp luật được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất vay tối đa 50% lãi suất vay vốn tại ngân hàng thương mại thực hiện cho vay.

3.2.4. Đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ có dự án khoa học và công nghệ khả thi được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc bảo lãnh để vay vốn tại các ngân hàng thương mại.

3.3. Các Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quy định quy chế cho vay, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn, bảo đảm thuận lợi cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiếp cận.

3.4. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ đáp ứng tiêu chí hỗ trợ của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quỹ xem xét, cấp bảo lãnh tín dụng để vay vốn tại các tổ chức cho vay theo quy định của pháp luật.

4. Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ

4.1. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

4.2. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được ưu tiên, không thu phí dịch vụ khi sử dụng máy móc, trang thiết bị tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước để thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ươm tạo công nghệ, sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Trong trường hợp phát sinh chi phí mua nguyên vật liệu để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, doanh nghiệp chi trả các khoản chi phí phát sinh cho các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước.

4.3. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác để thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ.

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được ưu tiên tham gia các dự án hỗ trợ thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ, tài sản trí tuệ của Nhà nước. Nội dung và mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo quy định của Nhà nước về dự án hỗ trợ thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ, tài sản trí tuệ.

4.4. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ.

5. Hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng, đổi mới công nghệ

5.1.Doanh nghiệp khoa học và công nghệ đầu tư cho cơ sở vật chất - kỹ thuật hoạt động giải mã công nghệ được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ vốn, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất vay tối đa 50% lãi suất vay vốn tại ngân hàng thương mại cho vay.

5.2. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ có dự án tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa xem xét cho vay theo quy định của pháp luật hiện hành.

5.3. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tự đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sau khi có kết quả được chuyển giao, ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn, được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ công nhận thì được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước; trường hợp kết quả có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh thì Nhà nước sẽ xem xét mua kết quả đó.

5.4. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được các cơ quan có thẩm quyền ưu tiên trong việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ, công nhận, đăng ký lưu hành sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ để phát triển sản phẩm mới.

5.5. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ có thành tích trong hoạt động khoa học và công nghệ, thương mại hóa sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ được vinh danh, khen thưởng.

II. Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 09/6/2017; Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ

1. Hỗ trợ doanh nghiệp có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư nhận chuyển giao công nghệ từ tổ chức khoa học và công nghệ

1.1. Điều kiện được hỗ trợ

a) Có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

b) Có hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ (nếu thuộc đối tượng phải đăng ký chuyển giao công nghệ).

c) Công nghệ được chuyển giao thuộc dự án quy định tại điểm a khoản này.

1.2. Hình thức hỗ trợ

a) Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay để thực hiện chuyển giao công nghệ.

b) Hỗ trợ kinh phí thông qua thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc hỗ trợ trực tiếp.

1.3. Nội dung hỗ trợ đối với điểm b Khoản 2 trên để phục vụ hoạt động cải tiến, đổi mới công nghệ, sử dụng tối đa hiệu suất; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ bao gồm

a) Được ưu tiên đưa vào danh mục nhiệm vụ tuyển chọn, giao trực tiếp và được hỗ trợ theo quy định của chương trình, quỹ thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

b) Được hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn phục vụ đánh giá hiệu chỉnh thiết bị, quy trình công nghệ, dây chuyền sản xuất; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ cho doanh nghiệp đối với hỗ trợ trực tiếp.

1.4. Nguồn kinh phí hỗ trợ

a) Đối với hỗ trợ thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại điểm a Khoản 3 trên nguồn kinh phí hỗ trợ được bố trí từ các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia; quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; nguồn ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ và kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

b) Đối với hỗ trợ trực tiếp quy định tại điểm b Khoản 3 trên nguồn kinh phí hỗ trợ được bố trí từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; nguồn ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ và kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

1.5. Mức hỗ trợ

Ngoài hưởng các ưu đãi đối với ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp được hưởng các mức hỗ trợ sau:

a) Mức hỗ trợ áp dụng theo quy định hiện hành đối với các nguồn quy định tại điểm a, Khoản 4 trên.

b) Được hỗ trợ tối đa 2%/năm lãi suất vay từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với khoản vay thực hiện chuyển giao công nghệ trong dự án.

c) Được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định của các quỹ, tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi đối với khoản vay thực hiện chuyển giao công nghệ trong dự án.

  2.  Hỗ trợ phát triển tố chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ

2.1. Đối tượng hỗ trợ:

a) Tố chức cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn, xúc tiến chuyển giao công nghệ, đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ;

b) Tố chức cung cấp dịch vụ kết nối hỗ trợ bên khác trong giao dịch liên quan đến công nghệ, bao gồm: dịch vụ hô trợ nghiên cứu và phát triển, thương mại hóa công nghệ; dịch vụ sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; tư vấn đầu tư, xúc tiến thương mại, hô trợ khởi nghiệp, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp; tố chức hô trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; liên minh hợp tác xã; hiệp hội ngành nghề.

2.2. Nội dung hô trợ:

a) Được sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về công nghệ, sản phẩm công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ, hệ sinh thái khởi nghiệp đối mới sáng tạo;

b) Tra cứu, thu thập và cung cấp thông tin về công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, chuyên gia công nghệ, nhu cầu công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ khai thác cơ sở dữ liệu về thị trường khoa học và công nghệ phục vụ quản lý nhà nước;

c) Môi giới, tư vấn, xúc tiến chuyển giao công nghệ; phố biến kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ý tưởng công nghệ;

d) Tố chức, tham gia sự kiện trong nước, ngoài nước về xúc tiến phát triển thị trường công nghệ, thương mại hóa sáng chế, khởi nghiệp sáng tạo;

đ) Thuê chuyên gia tư vấn trong nước, nước ngoài; tố chức đào tạo về môi giới, xúc tiến chuyển giao công nghệ; đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ; quản trị tài sản trí tuệ; thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hô trợ khởi nghiệp sáng tạo.

2.3. Hình thức hô trợ: Thông qua dự án nâng cao năng lực của tố chức trung gian.

2.4. Nguồn kinh phí hô trợ được bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, các chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ và các chương trình, đề án khác do bộ, ngành, địa phương quản lý.

2.5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, mức hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dân thi hành đối với nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, các chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, mức hô trợ đối với kinh phí hô trợ từ các chương trình, đề án khác do bộ, ngành, địa phương quản lý được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

III. Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; Thông tư 55/2015/TT-BCT ngày 30/12/2015 của Bộ Công Thương quy định trình tự thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với các Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển

1. Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển

1.1. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được ưu đãi, hỗ trợ như sau:

a) Được tài trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ từ các quỹ, nguồn kinh phí khác dành cho nghiên cứu, phát triển và đào tạo.

b) Được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu và phát triển từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với trường hợp tự đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ có kết quả ứng dụng mang lại hiệu quả cao.

c) Được Nhà nước hỗ trợ tối đa đến 50% kinh phí đối với Dự án sản xuất thử nghiệm các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

1.2. Dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu và phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và được hưởng các ưu đãi sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai; được xem xét hỗ trợ tối đa 50% kinh phí đầu tư trang thiết bị nghiên cứu từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.

2. Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao

2.1. Tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hưởng ưu đãi của pháp luật về chuyển giao công nghệ và các ưu đãi khác theo quy định hiện hành.

2.2. Hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ như sau:

a) Các dự án, đề án hợp tác giữa doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị có công nghệ ứng dụng trong việc chuyển giao công nghệ được hỗ trợ một phần kinh phí.

b) Chi phí chế tạo thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ tối đa đến 50%.

2.3. Nhà nước hỗ trợ tối đa đến 75% chi phí chuyển giao công nghệ đối với Dự án sản xuất vật liệu có sử dụng trên 85% nguyên liệu là sản phẩm của quá trình chế biến sâu khoáng sản trong nước bao gồm quặng kim loại, quặng phi kim loại và sản phẩm hóa dầu để phục vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

IV. Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14, ngày 12/6/201; Nghị định 39/2019/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính Phủ về  Quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

1. Hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ để lựa chọn tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn và dịch vụ tư vấn phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp.

1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ tư vấn tại cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hồ sơ tư vấn là điều kiện để cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xem xét cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hồ sơ bao gồm:

a) Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

c) Biên bản thỏa thuận dịch vụ tư vấn giữa doanh nghiệp và tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn thuộc mạng lưới tư vn viên.

1.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn (nhưng không bao gồm tư vấn về thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành) thuộc mạng lưới tư vn viên.

a) Doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vn, nhưng không quá 03 triệu đồng một năm;

b) Doanh nghiệp nhỏ được giảm tối đa 30% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 05 triệu đồng một năm;

c) Doanh nghiệp vừa được giảm tối đa 10% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 10 triệu đồng một năm;

d) Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyn đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được miễn, giảm phí tư vn theo quy định tại Chương IV của Nghị định này.

1.4. Mạng lưới tư vấn viên

a) Mạng lưới tư vấn viên được xây dựng bao gồm tư vấn viên đã và đang hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành và tư vấn viên hình thành mới, đảm bảo nguyên tc: Đi với cá nhân tư vn phải đảm bảo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác, trình độ đào tạo, phù hợp và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đối với tổ chức phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa;

b) Hồ sơ đăng ký vào mạng lưới tư vấn viên: Đối với trường hợp cá nhân tư vấn, hồ sơ bao gồm: Sơ yếu lý lịch; bằng đào tạo; hồ sơ kinh nghiệm; các văn bản, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện); đi với trường hợp tổ chức tư vấn: Giấy phép thành lập; hồ sơ kinh nghiệm, hồ sơ của các cá nhân tư vấn thuộc tổ chức và các văn bản, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện);

c) Tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản này tới đơn vị đầu mối thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao tổ chức hoạt động mạng lưới tư vấn viên để được công nhận vào mạng lưới tư vấn viên và công bố trên trang thông tin điện tử của mình trong thời hạn 10 ngày làm việc..

2. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.1. Hỗ trợ đào tạo khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh

a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

b) Học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ được miễn hc phí tham gia khóa đào tạo.

2.2. Hỗ trợ đào tạo nghề

Doanh nghiệp nhỏ và vừa khi cử lao động tham gia khóa đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 03 tháng thì được miễn chi phí đào tạo. Các chi phí còn lại do doanh nghiệp nhỏ và vừa và người lao động thỏa thuận. Lao động tham gia khóa đào tạo phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đã làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 06 tháng liên tục.

b) Không quá 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ.

2.3. Hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa

a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhưng không quá 01 lần một năm.

b) Khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp có tối thiểu 10 học viên.

V. Quyết định 31/2014/QĐ-TTg ngày 05/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam

1. Ưu đãi về vốn đầu tư, thuế

1.1. Huy động vốn đầu tư

a) Nhà đầu tư được huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn theo quy định của pháp luật hiện hành.

b) Các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư theo các quy định pháp luật hiện hành về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

1.2. Thuế nhập khẩu: Dự án phát điện sử dụng chất thải rắn được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án; hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

1.3.Thuế thu nhập doanh nghiệp: Việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án phát điện sử dụng chất thải rắn được thực hiện như đối với dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế.

2. Ưu đãi về đất đai

2.1. Các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn và công trình đường dây và trạm biến áp để đấu nối với lưới điện quốc gia được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư.

2.2. Căn cứ vào quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí đủ quỹ đất để chủ đầu tư thực hiện các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn. Việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai.

3. Hỗ trợ giá điện đối với dự án phát điện sử dụng chất thải rắn

3.1. Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn với giá mua điện tại điểm giao nhận điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). như sau:

- Đối với các dự án phát điện đốt chất thải rắn trực tiếp là 2.114 đồng/kWh (tương đương 10,05 UScents/kWh).

- Đối với các dự án phát điện đốt khí thu hồi từ bãi chôn lấp chất thải rắn là 1.532 đồng/kWh (tương đương 7,28 UScents/kWh).

3.2. Các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn áp dụng giá bán điện theo quy định tại Khoản 1trên không được áp dụng cơ chế hỗ trợ giá cho sản lượng điện của dự án theo các quy định hiện hành khác; giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD.

3.3. Chi phí mua điện của các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn được tính toán và đưa đầy đủ trong thông số đầu vào trong phương án giá bán điện hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.4. Bộ Công Thương theo dõi, đề xuất điều chỉnh mức giá mua điện quy định tại Khoản 1trên báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

TIPC Lâm Đồng